LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA!
Ngày 19 tháng 11: “… Rất mong các đồng chí chiến sĩ và cán bộ ta hết sức cẩn trọng trong mọi cử chỉ, để cho thế giới đều thấy rằng “Quân đội Cụ Hồ có khác!”.
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Nhân dân với Quân đội”, đăng trên Báo Nhân dân, số 267, ra ngày 19 tháng 11 năm 1954.
Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta vừa kết thúc (07/5/1954). Miền Bắc được giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Trong cuộc kháng chiến này, Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu hết sức anh dũng trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ, đã lập được những chiến công rực rỡ, ghi vào lịch sử kháng chiến vĩ đại của dân tộc những trang sử oanh liệt nhất, được bạn bè quốc tế, quân đội và nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới khâm phục, đánh giá cao.
Tuy nhiên, khi Bác nghe phản ánh về một số cán bộ, chiến sĩ ra đường không được chỉnh tề như đội mũ lệch, cúc áo không cài tử tế, cưỡi xe bình bịch lượn chơi phố, đánh “tú lơ khơ” ngoài đường để đồng bào nhầm tưởng là đánh bạc. Bác cho rằng, những chú ý đó của đồng bào là đúng, vì đồng bào muốn quân đội của mình phải gương mẫu về mọi mặt, không những chiến đấu dũng cảm, mà cần phải có thái độ nghiêm trang, để cho thế giới đều thấy rằng “Quân đội Cụ Hồ có khác”.
Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc, là sự nhắc nhở, chỉ bảo ân cần và sát sao đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ phải nghiêm túc trong sinh hoạt cũng như tác phong ăn mặc để xứng đáng với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân đã tin tưởng, yêu mến và trao tặng.Lời dạy của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần định hướng quan trọng trong nhận thức, tư tưởng và hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ, quyết tâm thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, Quân đội ta tiếp tục đẩy mạnh xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, chiến sĩ cần thường xuyên thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, phong trào thi đua Quyết thắng, các cuộc vận động của các cấp, các ngành... Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh phải luôn giữ vững phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, giữ vững tư thế, tác phong quân nhân; từ lời nói đến hành động phải thể hiện sự chân thành, khiêm tốn, yêu thương, kính trọng, lễ phép trước nhân dân, thật sự coi nhân dân là “cha mẹ” của quân đội. Tuyệt đối không được sách nhiễu, gây phiền hà cho dân, không làm điều gì tổn hại đến tình cảm mật thiết và mối quan hệ gắn bó máu thịt quân dân, thực hiện quân với dân một ý chí, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu như Bác Hồ thường căn dặn. Kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện vi phạm kỷ luật trong quan hệ quân dân, phê phán các hiện tượng thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với nhân dân./.
Ngày 19 tháng 11: “… Rất mong các đồng chí chiến sĩ và cán bộ ta hết sức cẩn trọng trong mọi cử chỉ, để cho thế giới đều thấy rằng “Quân đội Cụ Hồ có khác!”.
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Nhân dân với Quân đội”, đăng trên Báo Nhân dân, số 267, ra ngày 19 tháng 11 năm 1954.
Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta vừa kết thúc (07/5/1954). Miền Bắc được giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Trong cuộc kháng chiến này, Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu hết sức anh dũng trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ, đã lập được những chiến công rực rỡ, ghi vào lịch sử kháng chiến vĩ đại của dân tộc những trang sử oanh liệt nhất, được bạn bè quốc tế, quân đội và nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới khâm phục, đánh giá cao.
Tuy nhiên, khi Bác nghe phản ánh về một số cán bộ, chiến sĩ ra đường không được chỉnh tề như đội mũ lệch, cúc áo không cài tử tế, cưỡi xe bình bịch lượn chơi phố, đánh “tú lơ khơ” ngoài đường để đồng bào nhầm tưởng là đánh bạc. Bác cho rằng, những chú ý đó của đồng bào là đúng, vì đồng bào muốn quân đội của mình phải gương mẫu về mọi mặt, không những chiến đấu dũng cảm, mà cần phải có thái độ nghiêm trang, để cho thế giới đều thấy rằng “Quân đội Cụ Hồ có khác”.
Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc, là sự nhắc nhở, chỉ bảo ân cần và sát sao đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ phải nghiêm túc trong sinh hoạt cũng như tác phong ăn mặc để xứng đáng với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân đã tin tưởng, yêu mến và trao tặng.Lời dạy của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần định hướng quan trọng trong nhận thức, tư tưởng và hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ, quyết tâm thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, Quân đội ta tiếp tục đẩy mạnh xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, chiến sĩ cần thường xuyên thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, phong trào thi đua Quyết thắng, các cuộc vận động của các cấp, các ngành... Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh phải luôn giữ vững phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, giữ vững tư thế, tác phong quân nhân; từ lời nói đến hành động phải thể hiện sự chân thành, khiêm tốn, yêu thương, kính trọng, lễ phép trước nhân dân, thật sự coi nhân dân là “cha mẹ” của quân đội. Tuyệt đối không được sách nhiễu, gây phiền hà cho dân, không làm điều gì tổn hại đến tình cảm mật thiết và mối quan hệ gắn bó máu thịt quân dân, thực hiện quân với dân một ý chí, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu như Bác Hồ thường căn dặn. Kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện vi phạm kỷ luật trong quan hệ quân dân, phê phán các hiện tượng thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với nhân dân./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1779356772174970&set=a.129669940477003&type=3&theater&ifg=1
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1779356772174970&set=a.129669940477003&type=3&theater&ifg=1
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA!
Ngày 20 tháng 11: “Đoàn kết là sức mạnh. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết chặt chẽ xung quanh Trung ương”.
Đây là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói chuyện tại “Hội nghị cán bộ trung, cao cấp quân đội”, tháng 11 năm 1956.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn chăm lo xây dựng sự đoàn kết thống nhất cho toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn quân và đoàn kết với nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Rất nhiều những bài viết, bài nói chuyện của Người với đồng bào, đồng chí, với bạn bè, anh em Bác đều căn dặn, nhắc nhở phải giữ gìn sự đoàn kết và khẳng định đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là chìa khoá của mọi thành công. Trong đó, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng nói chung, đoàn kết trong Trung ương nói riêng luôn được Người coi là vấn đề quan trọng, mang ý nghĩa sống còn để giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Lời căn dặn trên của Bác có ý nghĩa sâu sắc, vì Người đã sớm nhận thấy vai trò to lớn, ý nghĩa sống còn của vấn đề đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong Trung ương và khẳng định đây chính là nguồn gốc của sức mạnh, là then chốt của mọi thành công. Thực tiễn chứng minh, bằng sức mạnh đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong Trung ương, Đảng đã lãnh đạo toàn dân và toàn quân ta đấu tranh giành thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nói một cách khác, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và Trung ương là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh và sự cần thiết phải giữ gìn sự đoàn kết vẫn giữ nguyên giá trị, nhất là trong công tác xây dựng Đảng. Thực hiện lời dạy của Bác, đoàn kết thống nhất trong Đảng nói chung và Ban Chấp hành Trung ương nói riêng phải trên cơ sở thấu triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, đúng đắn của Đảng. Luôn nhất quán với mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; quyết tâm xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh để quy tụ mọi tổ chức đảng, đảng viên và quần chúng nhân dân xung quanh Đảng và Ban Chấp hành Trung ương tất cả vì mục tiêu cao đẹp đó. Thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quy định về tự phê bình và phê bình trong Đảng; thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Đối với Quân đội ta, thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ phải xây dựng sự đoàn kết thống nhất ngay từ trong các cơ quan, đơn vị nơi mình công tác, từ cấp ủy, chi bộ đến Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; toàn quân đoàn kết, thống nhất một lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1780632192047428&set=a.129669940477003&type=3&theater&ifg=1
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
(Ngày 21 tháng 11): “… Kháng chiến của ta nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh.”.
Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư gửi quân và dân Tây Bắc”, ngày 21 tháng 11 năm 1953, Báo Nhân dân, số 149, từ ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 1953.
Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có sự thay đổi lớn có lợi cho ta, các đại đoàn chủ lực ra đời, liên tục giành thắng lợi lớn trên các chiến trường, đặc biệt các chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới (1950), Chiến dịch Tây Bắc (1952)… làm phá sản âm mưu của thực Pháp hòng chia rẽ dân tộc bằng “xứ Thái tự trị”, “xứ Nùng tự trị” giải phóng một vùng Tây Bắc nối liền với Việt Bắc tạo thành thế liên hoàn có lợi cho kháng chiến. Ngày 20 tháng 11 năm 1953, thực dân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mở đầu giai đoạn chiếm đóng vùng đất xứ Thái Tây Bắc Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư động viên, căn dặn quân dân cả nước nói chung, quân dân Tây Bắc nói riêng đề cao cảnh giác, đoàn kết nhất trí một lòng xây dựng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp chuẩn bị cho cuộc quyết chiến chiến lược đánh bại thực dân Pháp xâm lược.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã nêu cao ý chí tự lực, tự cường vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng lực lượng góp phần vào chiến thắng đông xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (07/5/1954) chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Tinh thần đó tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy, tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế cao cả và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Thấu triệt lời Bác dạy, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng và trung thành với sự lãnh đạo “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng Cộng sản Việt Nam, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tích cực học tập, quán triệt và thấm nhuần lời dạy của Bác, luôn đề cao cảnh giác, tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình đội mọi mặt, chiến đấu anh dũng, chấp nhận hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, tô thắm truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng”, xứng đáng với niềm tin yêu và danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dântin tưởng, yêu mến trao tặng.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1781657538611560&set=a.129669940477003&type=3&theater&ifg=1
Lời Bác Hồ dạy: Ngày 22 tháng 11
“Anh hùng thật là những người bất cứ việc to việc nhỏ, luôn luôn cố gắng, vượt qua khó khăn, làm tròn nhiệm vụ”.
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong bài “Anh hùng giả và anh hùng thật”, đăng trên Báo Nhân dân, số 149, từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 11 năm 1953.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác thi đua - khen thưởng, phát hiện, cổ vũ, động viên, phát huy và nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động… để nhân lên cái đẹp, đẩy lùi cái xấu, góp phần hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Bác đã dạy: “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Thấu triệt tư tưởng của Người, Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác thi đua - khen thưởng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, tôn vinh các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động có sức lan tỏa sâu rộng, tạo nên động lực, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ cách mạng. Từng thời kỳ, từng giai đoạn, đều xuất hiện nhiều tấm gương người tốt, việc tốt, những anh hùng tiêu biểu mẫu mực về nỗ lực vượt mọi khó khăn, gian khổ, nói đi đôi với làm, nói ít là nhiều, làm có hiệu quả, không quản ngại hy sinh, tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của tập thể lên trên, lên trước, sống nghĩa tình, thủy chung… được mọi người tôn vinh, học tập và noi theo.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các phong trào của các cấp, các ngành và đã cụ thể hóa thành phong trào thi đua Quyết thắng được triển khai sâu rộng và được cán bộ, chiến sĩ toàn quân, lực lượng dân quân tự vệ tích cực hưởng ứng thực hiện với quyết tâm chính trị và trách nhiệm cao. Toàn quân luôn tận trung với Đảng, với Tổ quốc, tận hiếu với nhân dân, không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Toàn quân đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân anh hùng tiêu biểu tinh thần vượt mọi khó khăn, thử thách, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng, đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội, gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” nhân dân tin tưởng, yêu mến trao tặng.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1782859408491373&set=a.129669940477003&type=3&theater&ifg=1
Lời Bác Hồ dạy: Ngày 23 tháng 11
“… Noi gương oanh liệt của Khởi nghĩa Nam bộ, chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ và kháng chiến mạnh mẽ lên mãi để phá âm mưu của giặc: lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước, giành độc lập và thống nhất thực sự cho Tổ quốc”.
Đây là lời căn dặn, nhắc nhở của Bác viết trong “Thư gửi cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ”, ngày 23 tháng 11 năm 1951, nhân kỷ niệm Ngày Khởi nghĩa Nam Bộ (23/11/1940).
Cuộc khởi nghĩa Nam Bộ ngày 23 tháng 11 năm 1940 tuy không thành công, nhưng đã để lại tấm gương oanh liệt, thể hiện sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của đồng bào các tỉnh Nam Bộ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Đặc biệt là Lời căn dặn, nhắc nhở của Bác trong thời điểm này như tiếp thêm sức mạnh, cổ vũ động viên cán bộ, chiến sĩ cả nước nói chung, cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ nói riêng trường kỳ kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giải phóng đất nước.
Thấm nhuần lời nhắc nhở của Bác, với tinh thần và ý chí quật cường, cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ tiếp tục đứng lên, cùng với đồng bào và chiến sĩ cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh đuổi đế quốc Mỹ, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Thực tế đã chứng minh, dù bất luận trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, mọi tình huống, cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ cùng với quân và dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã anh dũng chiến đấu đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng quê hương, thống nhất nước nhà và bảo vệ toàn vẹn độc lập, tự do của Tổ quốc, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Nam bộ thành đồng, đi trước về sau”.
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động; tình hình Biển Đông luôn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, nguy cơ mất ổn định. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố vẫn diễn ra có thể gây mất ổn định ở khu vực và nhiều nơi trên thế giới. Sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nước ta đã lớn mạnh, nhưng bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cơ hội và thách thức vẫn đan xen các thế lực thù địch gia tăng thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền... để can thiệp vào công việc nội bộ nước ta, chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nói chung, quân và dân Nam bộ nói riêng không ngừng mài sắc cảnh giác, phát huy cao độ nội lực, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững và tăng cường đoàn kết quân dân, đoàn kết hữu nghị với nhân dân và Quân đội các nước theo truyền thống của Đảng, của dân tộc và của Quân đội ta; kết hợp sức mạnh thời đại, tạo dựng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Học tập và làm theo lời căn dặn của Bác Hồ năm xưa, Quân đội nhân dân Việt Nam phải chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, thế trận quốc phòng - an ninh vững chắc, nâng cao tiềm lực quốc phòng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, chất lượng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh - kinh tế - đối ngoại. Chú trọng xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên tuyến biên giới, vùng sâu, vùng xa, tạo thế trận quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ở các địa bàn chiến lược. Tổ chức các lực lượng vũ trang hợp lý, đồng bộ, cân đối giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, các quân binh chủng phù hợp với yêu cầu tác chiến mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1784057641704883&set=a.129669940477003&type=3&theater&ifg=1
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA!
Ngày 24 tháng 11: “Nếu chính quyền biết lãnh đạo và khuyến khích, khen cái nên khen, thưởng việc nên thưởng, thì không những người lớn mà các trẻ em cũng hăng làm việc có lợi”.
Đây là 1/5 việc nhỏ, ý nghĩa to trong bài viết “Việc nhỏ, ý nghĩa to” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng báo Nhân dân, số 272, ngày 24 tháng 11 năm 1954, với bút danh “C.B”.
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiến lên giành nhiều thắng lợi mới; trong đó vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với việc đoàn kết, tập hợp quần chúng nhân dân chung sức, đồng lòng, tận tâm, tận lực phấn đấu vì sự nghiệp chung có ý nghĩa rất quan trọng. Để làm được điều đó, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, có phương pháp vận động, khích lệ quần chúng bằng những chính sách, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực và biết làm tốt công tác khen thưởng, xử phạt đúng như những chỉ dẫn trong bài viết “Việc nhỏ, ý nghĩa to” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có thể khẳng định rằng, những thành tựu to lớn của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với vai trò của cấp ủy, chính quyền, nhất là của đội ngũ cán bộ, trong đó phải nói tới phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc và rèn luyện phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc mới theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh. Phần đông cấp ủy, chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ có phong cách lãnh đạo ngày càng sâu sát cơ sở, làm việc một cách khoa học, dựa trên trình độ học vấn ngày càng cao và chuyên sâu công việc, năng động sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhiều cán bộ đã thực hành tốt nói đi đôi với làm và nêu gương trước cấp dưới, được quần chúng khen ngợi. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc. Đáng lưu ý là có một số ít cán bộ có chức, có quyền cao còn biểu hiện quan liêu, chuyên quyền, độc đoán, hách dịch, xa dân. Một số cán bộ coi thường tính đảng, tính nguyên tắc trong công việc, lấy yêu cầu năng động, sáng tạo để che đậy cho những việc làm sai trái; một số cán bộ đã biến lối làm việc tập thể, cá nhân phụ trách thành "cá nhân phụ trách, tập thể chịu trách nhiệm" khi có sai phạm xảy ra, gây bức xức trong dư luận cần phải sớm khắc phục.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Quân đội luôn đề cao và chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, điều hành, quản lý của chỉ huy các cấp; thường xuyên làm tốt công tác thi đua, khen thưởng và giữ nghiêm kỷ luật tự giác, nghiêm minh… đã động viên được cán bộ, chiến sĩ từ người sĩ quan cấp tướng đến chiến sĩ binh nhì đều nêu cao trách nhiệm, tận tâm, tận lực, đoàn kết cùng nhau khắc phục khó khăn, nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1785348651575782&set=a.129669940477003&type=3&theater
Lời Bác Hồ dạy : Ngày 25 tháng 11
“Mỗi người yêu nước đều phải làm tuyên truyền. Mỗi cử chỉ, mỗi hành động của chúng ta có thể là một công tác tuyên truyền”.
Đây là khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Tuyên truyền”, đăng Báo Nhân dân, số 273, ngày 25 tháng 11 năm 1954, với bút danh “C.B”.
Là một bộ phận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền có vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, cũng như công tác xây dựng Đảng, nhằm phổ biến, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng, các sự kiện thời sự lớn của đất nước và quốc tế, những vấn đề mới đặt ra trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…; qua đó, góp phần xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng sống, nhận thức chính trị, niềm tin, tình cảm cách mạng, hướng dẫn hành động, phát huy vai trò làm chủ, tính tích cực, tự giác, sáng tạo, động viên, cổ vũ, khích lệ cán bộ, đảng viên và quần chúng ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ cách mạng... Đồng thời, công tác tuyên truyền còn là công cụ sắc bén trong đấu tranh, phản bác có hiệu quả trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, chống phá cách mạng Việt Nam và tham gia phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc, tiêu cực nảy sinh trong cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Công tác tuyên truyền là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên giữ vai trò nòng cốt; song điều quan trọng nhất ở mỗi cán bộ tuyên truyền là phải có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng; luôn nói, viết, làm đúng nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành nghiêm quy chế, quy định về cung cấp thông tin, phát ngôn; tiêu biểu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác thì công tác tuyên truyền mới đạt được mục đích, yêu cầu đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, công tác tuyên truyền được cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, với nhiều cách làm sáng tạo, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin, niềm vinh dự, tự hào về truyền thống “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, về danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” và phát huy cao độ bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, ý thức, trách nhiệm, trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo to lớn của cán bộ, chiến sĩ toàn quân, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1786577691452878&set=a.129669940477003&type=3&theater
Xem thêm:
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 22/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 23/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 24/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 25/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 26/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 27/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 28/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 29/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 30/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 31/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 32/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 33/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 34/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 35/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 36/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 37/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 38/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 39/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 40/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 41/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 42/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 43/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 44/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 45/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 46/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét