Trung tướng Phạm Văn Dỹ, nguyên Chính ủy Quân khu 7 thông tin chuyên đề tình hình biển, đảo năm 2018 tại Bệnh viện Quân y 7A. (12/10/2018)
Lời Bác Hồ dạy: Ngày 08 tháng 10
“Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cân nhắc cán bộ miền núi”.
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi nói chuyện tại Hội nghị tổng kết cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi. Bác nói ngày 08 tháng 10 năm 1961; báo Nhân dân, đăng số 2757, ngày 09 tháng 10 năm 1961.
Thực hiện Chỉ thị số 156-CT/TW ngày 25 tháng 8 năm 1959 của Trung ương Đảng về việc tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi miền Bắc nước ta, sau hai năm triển khai thực hiện quyết liệt, Cuộc vận động đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng, đánh thức tiềm năng, thế mạnh của một vùng miền núi rộng lớn có vị trí, ý nghĩa chiến lược quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở miền núi phát triển chưa đều, một số chính sách cụ thể thích hợp với miền núi chưa được quy định, công tác tư tưởng trong hợp tác xã chưa được chú ý, công tác quản lý hợp tác xã còn rất lúng túng. Nhiều nơi chi bộ, ủy ban hành chính và các đoàn thể nhân dân chưa được vững mạnh. Có những xã chưa có chi bộ đảng. Lực lượng cán bộ các dân tộc nói chung thiếu và yếu. Do vậy, Bác đã có những chỉ đạo rất sát đúng, kịp thời về mọi mặt; trong đó, cần phải hết sức chú trọng đến công tác cán bộ - cái gốc của mọi công việc.
Thực hiện huấn thị các Bác, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Nghị quyết số 24 khóa IX của Đảng về công tác dân tộc đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có phẩm chất chính trị, năng lực công tác và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; có cơ cấu, số lượng cán bộ phù hợp trong hệ thống chính trị”. Thực hiện chính sách về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số đã thực sự được nâng cao cả về chất lượng và số lượng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đặc biệt, công tác đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đã từng bước hoàn thiện, chuẩn hóa, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, góp phần tích cực vào sự phát triển của các địa phương miền núi, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi với miền xuôi.
Thấu triệt lời Bác dạy, Quân đội đã chủ động làm tốt việc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số từ sớm, thông qua việc mở các lớp thiếu sinh quân để đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số từ các bậc học phổ thông, đào tạo tại các trường sĩ quan, cao đẳng, trung cấp. Đã có hàng vạn lượt con em đồng bào dân tộc thiểu số trên khắp cả nước được nuôi dưỡng, đào tạo trong môi trường quân đội; nhiều đồng chí trở thành cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương, trở thành tướng lĩnh trong quân đội và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đúng như tâm nguyện của Bác kính yêu./.
“Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cân nhắc cán bộ miền núi”.
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi nói chuyện tại Hội nghị tổng kết cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi. Bác nói ngày 08 tháng 10 năm 1961; báo Nhân dân, đăng số 2757, ngày 09 tháng 10 năm 1961.
Thực hiện Chỉ thị số 156-CT/TW ngày 25 tháng 8 năm 1959 của Trung ương Đảng về việc tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi miền Bắc nước ta, sau hai năm triển khai thực hiện quyết liệt, Cuộc vận động đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng, đánh thức tiềm năng, thế mạnh của một vùng miền núi rộng lớn có vị trí, ý nghĩa chiến lược quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở miền núi phát triển chưa đều, một số chính sách cụ thể thích hợp với miền núi chưa được quy định, công tác tư tưởng trong hợp tác xã chưa được chú ý, công tác quản lý hợp tác xã còn rất lúng túng. Nhiều nơi chi bộ, ủy ban hành chính và các đoàn thể nhân dân chưa được vững mạnh. Có những xã chưa có chi bộ đảng. Lực lượng cán bộ các dân tộc nói chung thiếu và yếu. Do vậy, Bác đã có những chỉ đạo rất sát đúng, kịp thời về mọi mặt; trong đó, cần phải hết sức chú trọng đến công tác cán bộ - cái gốc của mọi công việc.
Thực hiện huấn thị các Bác, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Nghị quyết số 24 khóa IX của Đảng về công tác dân tộc đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có phẩm chất chính trị, năng lực công tác và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; có cơ cấu, số lượng cán bộ phù hợp trong hệ thống chính trị”. Thực hiện chính sách về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số đã thực sự được nâng cao cả về chất lượng và số lượng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đặc biệt, công tác đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đã từng bước hoàn thiện, chuẩn hóa, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, góp phần tích cực vào sự phát triển của các địa phương miền núi, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi với miền xuôi.
Thấu triệt lời Bác dạy, Quân đội đã chủ động làm tốt việc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số từ sớm, thông qua việc mở các lớp thiếu sinh quân để đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số từ các bậc học phổ thông, đào tạo tại các trường sĩ quan, cao đẳng, trung cấp. Đã có hàng vạn lượt con em đồng bào dân tộc thiểu số trên khắp cả nước được nuôi dưỡng, đào tạo trong môi trường quân đội; nhiều đồng chí trở thành cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương, trở thành tướng lĩnh trong quân đội và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đúng như tâm nguyện của Bác kính yêu./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1724783080965673&set=a.129669940477003&type=3&theater
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1724783080965673&set=a.129669940477003&type=3&theater
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA!
Ngày 09 tháng 10: “Chúng ta phải hết sức khôn khéo, đứng trước bất kỳ kẻ thù nào, người cách mạng cũng phải hiểu rõ chúng là ai; mạnh yếu chỗ nào, tranh thủ và cô lập ai?...”
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trả lời các vấn đề đối ngoại của chính phủ mới với Đoàn đại biểu công nhân Thành Hoàng Diệu ngày 09 tháng 10 năm 1945 tại Bắc Bộ phủ, do ông Trần DanhTuyên dẫn đầu.
Lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc ta và trí tuệ, tư duy sắc bén của Hồ Chí Minh đã nhắn nhủ Người phải kiên trì thực hiện quan điểm “thêm bạn, bớt thù” trong mọi suy nghĩ và hành động. Bài học ấy một lần nữa được phát huy, góp phần cô lập kẻ thù, đồng thời tận dụng sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới trong cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Thấu triệt lời Bác dạy, vận dụng, phát triển quan điểm, tư tưởng của Người về bạn, thù, Đảng, Nhà nước ta đã khởi sướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đồng bộ đất nước đạt được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Hơn ba mươi năm đổi mới trên đất nước ta đã có vô số cái mới không ngừng nảy nở, vun trồng, phát triển trực tiếp góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: mới trong tư duy lý luận; mới trong chủ trương, đường lối của Đảng; mới trong lao động sản xuất; mới trong sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của quần chúng nhân dân;... Những cái mới được hòa quyện giữa truyền thống văn hóa dân tộc với giá trị thời đại để trở thành căn cứ chủ yếu của chính sách đối nội, đối ngoại cùng với kế sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm về “đối tác, đối tượng” là một trong những cái mới làm nên bước đột phá mở đầu cho sự nghiệp đổi mới thắng lợi, góp phần khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam - một đảng cộng sản chân chính, xứng đáng là lực lượng duy nhất lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Học tập và làm theo lời Bác dạy, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn xác định rõ kẻ thù, đánh giá đúng ưu điểm, thế mạnh của địch để kìm chế, phát hiện khuyết điểm, sơ hở của địch để khoét sâu, đánh hiểm; phát huy sức mạnh của ta, kết hợp giữa đánh với đàm, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, hạn chế thấp nhất thương vong cho bộ đội và nhân dân. Tăng cường đối ngoại quân sự song phương và đa phương; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, kết nghĩa đúng với tinh thần “thêm bạn, bớt thù” để góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hoà bình vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Ngày 09 tháng 10: “Chúng ta phải hết sức khôn khéo, đứng trước bất kỳ kẻ thù nào, người cách mạng cũng phải hiểu rõ chúng là ai; mạnh yếu chỗ nào, tranh thủ và cô lập ai?...”
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trả lời các vấn đề đối ngoại của chính phủ mới với Đoàn đại biểu công nhân Thành Hoàng Diệu ngày 09 tháng 10 năm 1945 tại Bắc Bộ phủ, do ông Trần DanhTuyên dẫn đầu.
Lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc ta và trí tuệ, tư duy sắc bén của Hồ Chí Minh đã nhắn nhủ Người phải kiên trì thực hiện quan điểm “thêm bạn, bớt thù” trong mọi suy nghĩ và hành động. Bài học ấy một lần nữa được phát huy, góp phần cô lập kẻ thù, đồng thời tận dụng sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới trong cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Thấu triệt lời Bác dạy, vận dụng, phát triển quan điểm, tư tưởng của Người về bạn, thù, Đảng, Nhà nước ta đã khởi sướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đồng bộ đất nước đạt được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Hơn ba mươi năm đổi mới trên đất nước ta đã có vô số cái mới không ngừng nảy nở, vun trồng, phát triển trực tiếp góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: mới trong tư duy lý luận; mới trong chủ trương, đường lối của Đảng; mới trong lao động sản xuất; mới trong sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của quần chúng nhân dân;... Những cái mới được hòa quyện giữa truyền thống văn hóa dân tộc với giá trị thời đại để trở thành căn cứ chủ yếu của chính sách đối nội, đối ngoại cùng với kế sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm về “đối tác, đối tượng” là một trong những cái mới làm nên bước đột phá mở đầu cho sự nghiệp đổi mới thắng lợi, góp phần khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam - một đảng cộng sản chân chính, xứng đáng là lực lượng duy nhất lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Học tập và làm theo lời Bác dạy, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn xác định rõ kẻ thù, đánh giá đúng ưu điểm, thế mạnh của địch để kìm chế, phát hiện khuyết điểm, sơ hở của địch để khoét sâu, đánh hiểm; phát huy sức mạnh của ta, kết hợp giữa đánh với đàm, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, hạn chế thấp nhất thương vong cho bộ đội và nhân dân. Tăng cường đối ngoại quân sự song phương và đa phương; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, kết nghĩa đúng với tinh thần “thêm bạn, bớt thù” để góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hoà bình vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1725975697513078&set=a.129669940477003&type=3&theater
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA!
Ngày 10 tháng 10: "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”.
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết đăng trên Báo Nhân dân, số 236, từ ngày 09 đến ngày 10 tháng 10 năm 1954, với bút danh “C.B”.
Mùa thu lịch sử năm 1945, Hà Nội lần đầu tiên đón Bác Hồ về đọc Tuyên ngôn độc lập sau ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Mùa thu lịch sử năm 1954, Hà Nội đón Bác Hồ về Thủ đô sau ngày giải phóng. Từ đó đến nay, Hà Nội tiếp nối truyền thống Thăng Long - Đông Đô ngàn năm, ngày một xứng đáng là trái tim cả nước, xứng với danh hiệu Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình…
Trong chiến đấu, Hà Nội lập nên nhiều chiến công hào hùng, với cuộc chiến đấu tháng Chạp năm 1946 cùng toàn dân đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm gian khổ chống thực dân Pháp; với trận Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm tháng chạp năm 1972 buộc đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam… Trong 2 cuộc chiến tranh chống xâm lược, Hà Nội là địa danh thiêng liêng, là hồn thiêng sông núi, nơi cả nước gửi gắm niềm lạc quan tin tưởng, ý chí tự hào, là điểm tựa tinh thần cho quân và dân cả nước hăng hái đánh giặc.
Trong xây dựng hòa bình, Hà Nội đang từng bước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn. Hà Nội đổi mới từng ngày, phấn đấu văn minh hiện đại trên cái nền truyền thống ngàn năm văn hiến, tạo nên gạch nối hài hòa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Hà Nội vinh dự là một trong 17 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.
Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Cả nước quan tâm theo dõi, ngưỡng mộ từng bước đi lên của Thủ đô. Vì thế Thủ đô Hà Nội có vinh dự, tự hào to lớn, nhưng đồng thời có trách nhiệm hết sức nặng nề. Hà Nội phải luôn luôn gương mẫu, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta, nên “Thủ đô ta” phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Ba chữ “Thủ đô ta” chứa đựng biết bao tình cảm sâu nặng, gần gũi và sát sao của Người đối với Hà Nội, dành riêng cho Hà Nội, chỉ riêng Hà Nội mới có được vinh dự ấy./.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1727266037384044&set=a.129669940477003&type=3&theater
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA!
Ngày 11 tháng 10: “Khuyết điểm nặng nhất của cán bộ và nhân dân là chủ quan” .
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Phải thi đua chống hạn, diệt sâu, để nắm chắc vụ mùa thắng lợi”, bút danh Trần Lực, đăng trên Báo Nhân dân, số 1672, ngày 11 tháng 10 năm 1958.
Trong hoàn cảnh ngành nông nghiệp đứng trước nhiều thách thức, hạn hán, sâu bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất tại nhiều địa phương trên cả nước. Qua nghe báo cáo và thực tế kiểm tra, Bác nhận thấy nhân dân và các cán bộ thấy lúa tốt thì ít săn sóc, thấy sâu nhiều thì ngại khó, đấy là một sự chủ quan hết sức nguy hiểm, Người đã viết bài để kịp thời nhắc nhở, phê bình và chấn chỉnh cán bộ và nhân dân không được chủ quan coi thường sâu bệnh, hạn hán để có được vụ mùa thắng lợi.
Nếu cán bộ, đảng viên mắc căn bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn đến đề ra các chủ trương, quyết sách lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành xã hội xa rời thực tiễn; đường lối, chủ trương, quyết sách không phản ánh lợi ích của tập thể, không thể hiện được ý chí của quần chúng nhân dân. Mặt khác căn bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ khiến con người ta tuyệt đối hóa vai trò cá nhân, biện pháp mệnh lệnh hành chính, hành động bất chấp quy luật khách quan. Đặc biệt đối với những người có chức, có quyền mắc bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng chức quyền, mất dân chủ, thờ ơ với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng... Những hệ lụy tiêu cực từ căn bệnh chủ quan, duy ý chí đối với đời sống kinh tế-xã hội là hết sức khó lường.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải thường xuyên rèn luyện cho mình phương pháp, tác phong công tác khoa học, thiết thực và hiệu quả, để từ đó không mắc vào căn bệnh chủ quan, duy ý chí. Mặt khác, phải đề cao ý thức tự chủ, phát huy tốt dân chủ, thực hiện tốt quyền dân chủ của quần chúng nhân dân. Đề cao dân chủ sẽ giúp cho cán bộ, đảng viên chống được căn bệnh gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, phát huy tốt tính tích cực, năng động, sáng tạo của quần chúng nhân dân và trí tuệ của tập thể trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ.
Thấu triệt lời Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta phải luôn rèn luyện và thực hành tốt tính sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể, phải mắt thấy, tay sờ, tai nghe... nhất là trong chiến đấu. Có như vậy mới biết địch, biết ta, mới đưa ra được cách đánh phù hợp nhằm tiêu diệt, tiêu hao nhiều nhất vũ khí, sinh lực địch, hạn chế thấp nhất thương vong cho bộ đội và nhân dân để giành thắng lợi trong chiến đấu cũng như trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn sắc son lời thề danh dự “... thắng không kiêu, bại không nạn, gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí, “nhiệm vụ vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” mãi mãi xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1728508600593121&set=a.129669940477003&type=3&theater
Ngày 12/10/1945 BÁC dạy “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” .
Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Sao cho được lòng dân”, bút danh Chiến Thắng, đăng Báo Cứu quốc, số 65, ngày 12 tháng 10 năm 1945. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc ta; song Chính phủ mới gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Thù trong, giặc ngoài, điên cuồng quấy phá, tìm mọi cách lật đổ chính quyền non trẻ của chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Sao cho được lòng dân” để căn dặn các cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an của chính quyền mới phải luôn đặt quyền lợi của nhân dân lên trên, lên trước, việc gì có lợi cho dân phải kiên quyết làm, làm cho bằng tốt. Theo quan điểm của Bác, một nhà nước thật sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân phải coi việc phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân là mục tiêu, phương hướng hoạt động của mình. Người chỉ rõ: Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân.
Thấu triệt quan điểm của Người, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán và triển khai quyết liệt, đồng bộ chủ trương xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được mở rộng và phát huy, một số chính sách và quy chế bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở, bước đầu được mở rộng, thực hiện. Đáng chú ý là hệ thống pháp luật được đổi mới, bổ sung và tăng cường, chất lượng các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được nâng cao; phương thức quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước sâu sát, thực tế hơn, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong xã hội, các hoạt động của ngành tư pháp, toà án, viện kiểm sát có nhiều tiến bộ... Việc đổi mới nhà nước đúng định hướng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lành mạnh hoá các mặt văn hoá, xã hội, giữ vững sự ổn định lâu dài của đất nước.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, đã không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để giải phóng đất nước, giải phóng nhân dân khỏi ách đô hộ của đế quốc, thực dân trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, hết lòng, hết sức giúp đỡ dân, bảo vệ dân, giúp dân xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng chống thiên tai, thảm hoạ, cứu hộ, cứu nạn, đồng hành cùng ngư dân nơi đầu sóng ngọn gió, nơi phên dậu của Tổ quốc... đã góp phần cùng với cả hệ thống chính trị xây dựng “Thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc, giữ vững và không ngừng phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1729735937137054&set=a.129669940477003&type=3&theater
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA!
Ngày 13 tháng 10: "Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau” .
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Thư gửi các giới công thương Việt Nam”, ký tên Hồ Chí Minh; đăng trên báo Cứu quốc, số 66, ngày 13 tháng 10 năm 1945.
Ngay sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng còn non trẻ vừa mới ra đời, giữa những bộn bề công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành thời gian để gặp gỡ giới công thương Việt Nam nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của họ đối với việc khôi phục, phát triển kinh tế đất nước. Trong Thư Người đã phân tích, luận giải thấu đáo mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích của tập thể với lợi ích của cá nhân. Tính nguyên tắc trong giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra vẫn còn giữ nguyên giá trị. Tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, hết lòng hết sức vì nhiệm vụ cách mạng, vững vàng trước khó khăn, thử thách, tỉnh táo, sáng suốt trong công danh, tiền tài, địa vị là những chuẩn mực cơ bản đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải hiểu và làm cho đúng.
Thấu triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, Đảng, Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề có tính nguyên tắc; đó là tất cả vì con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp hài hoà, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích là nhằm phát huy nhân tố con người, nguồn lực con người, tiềm năng con người cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh và nguồn lực quốc gia của sự phát triển bao gồm cả nhân lực, vật lực, cả nội lực và ngoại lực, cả nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần, truyền thống và hiện đại, trong đó nguồn lực con người là trung tâm và quan trọng nhất.
Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, luôn đặt lên hằng đầu chức năng, nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, thể hiện ở ý thức, trách nhiệm chính trị và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ theo cương vị, chức trách của từng cá nhân. Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Đảng, của quân đội và quy định của đơn vị, thường xuyên nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, sống trong sạch, giản dị, khiêm tốn, chính trực, vượt qua mọi cám dỗ tầm thường về vật chất, danh vị... luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên, lên trước, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1731036727006975&set=a.129669940477003&type=3&theater
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA!
Ngày 14 tháng 10: "Đức Giêsu hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu” .
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Lời cảm ơn đồng bào công giáo”, Người viết ngày 14 tháng 10 năm 1945, ký tên Hồ Chí Minh, đăng trên báo Cứu quốc, số 70, ngày 18 tháng 10 năm 1945.
Trong tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, tư tưởng đoàn kết tôn giáo là bộ phận không thể tách rời. Đoàn kết tôn giáo cũng chính là đoàn kết dân tộc. Người đã tìm ra sự tương đồng giữa các tôn giáo, lấy đó làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện đoàn kết tôn giáo qua lý giải: Các tôn giáo chân chính đều có hy vọng giải thoát con người, mong muốn con người được tự do, sung sướng, hạnh phúc: Phật sinh ra để lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha, Đức Giê-su hy sinh là vì muốn loài người được tự do, hạnh phúc, Khổng Tử sinh ra cũng là để giúp con người sống nhân nghĩa vì một thế giới đại đồng; tín đồ tôn giáo nhìn chung đều là những người lao động bị chế độ cũ áp bức, bóc lột, họ có quyền mưu cầu hạnh phúc, họ là những người yêu nước và cũng là lực lượng không thể thiếu của cách mạng, là bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân với tư cách là chủ thể của cách mạng.
Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được Đảng, nhà nước ta kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo hù hợp tình hình thực tiễn. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào của nhân dân; đồng thời xác định: “Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo”. Điều này được hiến định tại Khoản 1, Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và tại Điều 6, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Sự thật hiển nhiên là thế, nhưng các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tự do, tín ngưỡng, dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, kích động,… hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Có thể khẳng định, không một quốc gia đa tôn giáo nào trên thế giới mà các tôn giáo lại sống bình đẳng như ở Việt Nam, một đất nước không có xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo. Đó là sự thật! Tự nó bác bỏ mọi sự xuyên tạc, kích động hòng chia rẽ tôn giáo với chính quyền, chia rẽ những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thấu triệt lời Bác Hồ dạy năm xưa, cán bộ chiến sĩ các cơ quan, đơn vị trong toàn quân luôn quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình địa bàn đóng quân để xây dựng kế hoạch, đề ra nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp, tích cực tổ chức thực hiện công tác tôn giáo, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh vùng đồng bào có đạo trên địa bàn cả nước một cách cụ thể, thiết thực. Trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị, cấp uỷ, chỉ huy luôn quan tâm xây dựng tốt mối quan hệ đoàn kết, giúp đỡ nhau trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, nghĩa đồng đội giữa cán bộ, chiến sĩ theo tôn giáo và không theo tôn giáo đều chung sức, đồng lòng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1732132730230708&set=a.129669940477003&type=3&theater
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA!
Ngày 11 tháng 10: “Khuyết điểm nặng nhất của cán bộ và nhân dân là chủ quan” .
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Phải thi đua chống hạn, diệt sâu, để nắm chắc vụ mùa thắng lợi”, bút danh Trần Lực, đăng trên Báo Nhân dân, số 1672, ngày 11 tháng 10 năm 1958.
Trong hoàn cảnh ngành nông nghiệp đứng trước nhiều thách thức, hạn hán, sâu bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất tại nhiều địa phương trên cả nước. Qua nghe báo cáo và thực tế kiểm tra, Bác nhận thấy nhân dân và các cán bộ thấy lúa tốt thì ít săn sóc, thấy sâu nhiều thì ngại khó, đấy là một sự chủ quan hết sức nguy hiểm, Người đã viết bài để kịp thời nhắc nhở, phê bình và chấn chỉnh cán bộ và nhân dân không được chủ quan coi thường sâu bệnh, hạn hán để có được vụ mùa thắng lợi.
Nếu cán bộ, đảng viên mắc căn bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn đến đề ra các chủ trương, quyết sách lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành xã hội xa rời thực tiễn; đường lối, chủ trương, quyết sách không phản ánh lợi ích của tập thể, không thể hiện được ý chí của quần chúng nhân dân. Mặt khác căn bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ khiến con người ta tuyệt đối hóa vai trò cá nhân, biện pháp mệnh lệnh hành chính, hành động bất chấp quy luật khách quan. Đặc biệt đối với những người có chức, có quyền mắc bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng chức quyền, mất dân chủ, thờ ơ với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng... Những hệ lụy tiêu cực từ căn bệnh chủ quan, duy ý chí đối với đời sống kinh tế-xã hội là hết sức khó lường.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải thường xuyên rèn luyện cho mình phương pháp, tác phong công tác khoa học, thiết thực và hiệu quả, để từ đó không mắc vào căn bệnh chủ quan, duy ý chí. Mặt khác, phải đề cao ý thức tự chủ, phát huy tốt dân chủ, thực hiện tốt quyền dân chủ của quần chúng nhân dân. Đề cao dân chủ sẽ giúp cho cán bộ, đảng viên chống được căn bệnh gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, phát huy tốt tính tích cực, năng động, sáng tạo của quần chúng nhân dân và trí tuệ của tập thể trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ.
Thấu triệt lời Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta phải luôn rèn luyện và thực hành tốt tính sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể, phải mắt thấy, tay sờ, tai nghe... nhất là trong chiến đấu. Có như vậy mới biết địch, biết ta, mới đưa ra được cách đánh phù hợp nhằm tiêu diệt, tiêu hao nhiều nhất vũ khí, sinh lực địch, hạn chế thấp nhất thương vong cho bộ đội và nhân dân để giành thắng lợi trong chiến đấu cũng như trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn sắc son lời thề danh dự “... thắng không kiêu, bại không nạn, gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí, “nhiệm vụ vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” mãi mãi xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1728508600593121&set=a.129669940477003&type=3&theater
Ngày 12/10/1945 BÁC dạy “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” .
Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Sao cho được lòng dân”, bút danh Chiến Thắng, đăng Báo Cứu quốc, số 65, ngày 12 tháng 10 năm 1945. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc ta; song Chính phủ mới gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Thù trong, giặc ngoài, điên cuồng quấy phá, tìm mọi cách lật đổ chính quyền non trẻ của chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Sao cho được lòng dân” để căn dặn các cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an của chính quyền mới phải luôn đặt quyền lợi của nhân dân lên trên, lên trước, việc gì có lợi cho dân phải kiên quyết làm, làm cho bằng tốt. Theo quan điểm của Bác, một nhà nước thật sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân phải coi việc phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân là mục tiêu, phương hướng hoạt động của mình. Người chỉ rõ: Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân.
Thấu triệt quan điểm của Người, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán và triển khai quyết liệt, đồng bộ chủ trương xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được mở rộng và phát huy, một số chính sách và quy chế bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở, bước đầu được mở rộng, thực hiện. Đáng chú ý là hệ thống pháp luật được đổi mới, bổ sung và tăng cường, chất lượng các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được nâng cao; phương thức quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước sâu sát, thực tế hơn, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong xã hội, các hoạt động của ngành tư pháp, toà án, viện kiểm sát có nhiều tiến bộ... Việc đổi mới nhà nước đúng định hướng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lành mạnh hoá các mặt văn hoá, xã hội, giữ vững sự ổn định lâu dài của đất nước.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, đã không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để giải phóng đất nước, giải phóng nhân dân khỏi ách đô hộ của đế quốc, thực dân trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, hết lòng, hết sức giúp đỡ dân, bảo vệ dân, giúp dân xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng chống thiên tai, thảm hoạ, cứu hộ, cứu nạn, đồng hành cùng ngư dân nơi đầu sóng ngọn gió, nơi phên dậu của Tổ quốc... đã góp phần cùng với cả hệ thống chính trị xây dựng “Thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc, giữ vững và không ngừng phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1729735937137054&set=a.129669940477003&type=3&theater
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA!
Ngày 13 tháng 10: "Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau” .
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Thư gửi các giới công thương Việt Nam”, ký tên Hồ Chí Minh; đăng trên báo Cứu quốc, số 66, ngày 13 tháng 10 năm 1945.
Ngay sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng còn non trẻ vừa mới ra đời, giữa những bộn bề công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành thời gian để gặp gỡ giới công thương Việt Nam nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của họ đối với việc khôi phục, phát triển kinh tế đất nước. Trong Thư Người đã phân tích, luận giải thấu đáo mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích của tập thể với lợi ích của cá nhân. Tính nguyên tắc trong giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra vẫn còn giữ nguyên giá trị. Tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, hết lòng hết sức vì nhiệm vụ cách mạng, vững vàng trước khó khăn, thử thách, tỉnh táo, sáng suốt trong công danh, tiền tài, địa vị là những chuẩn mực cơ bản đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải hiểu và làm cho đúng.
Thấu triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, Đảng, Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề có tính nguyên tắc; đó là tất cả vì con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp hài hoà, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích là nhằm phát huy nhân tố con người, nguồn lực con người, tiềm năng con người cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh và nguồn lực quốc gia của sự phát triển bao gồm cả nhân lực, vật lực, cả nội lực và ngoại lực, cả nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần, truyền thống và hiện đại, trong đó nguồn lực con người là trung tâm và quan trọng nhất.
Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, luôn đặt lên hằng đầu chức năng, nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, thể hiện ở ý thức, trách nhiệm chính trị và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ theo cương vị, chức trách của từng cá nhân. Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Đảng, của quân đội và quy định của đơn vị, thường xuyên nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, sống trong sạch, giản dị, khiêm tốn, chính trực, vượt qua mọi cám dỗ tầm thường về vật chất, danh vị... luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên, lên trước, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1731036727006975&set=a.129669940477003&type=3&theater
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA!
Ngày 14 tháng 10: "Đức Giêsu hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu” .
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Lời cảm ơn đồng bào công giáo”, Người viết ngày 14 tháng 10 năm 1945, ký tên Hồ Chí Minh, đăng trên báo Cứu quốc, số 70, ngày 18 tháng 10 năm 1945.
Trong tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, tư tưởng đoàn kết tôn giáo là bộ phận không thể tách rời. Đoàn kết tôn giáo cũng chính là đoàn kết dân tộc. Người đã tìm ra sự tương đồng giữa các tôn giáo, lấy đó làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện đoàn kết tôn giáo qua lý giải: Các tôn giáo chân chính đều có hy vọng giải thoát con người, mong muốn con người được tự do, sung sướng, hạnh phúc: Phật sinh ra để lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha, Đức Giê-su hy sinh là vì muốn loài người được tự do, hạnh phúc, Khổng Tử sinh ra cũng là để giúp con người sống nhân nghĩa vì một thế giới đại đồng; tín đồ tôn giáo nhìn chung đều là những người lao động bị chế độ cũ áp bức, bóc lột, họ có quyền mưu cầu hạnh phúc, họ là những người yêu nước và cũng là lực lượng không thể thiếu của cách mạng, là bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân với tư cách là chủ thể của cách mạng.
Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được Đảng, nhà nước ta kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo hù hợp tình hình thực tiễn. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào của nhân dân; đồng thời xác định: “Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo”. Điều này được hiến định tại Khoản 1, Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và tại Điều 6, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Sự thật hiển nhiên là thế, nhưng các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tự do, tín ngưỡng, dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, kích động,… hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Có thể khẳng định, không một quốc gia đa tôn giáo nào trên thế giới mà các tôn giáo lại sống bình đẳng như ở Việt Nam, một đất nước không có xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo. Đó là sự thật! Tự nó bác bỏ mọi sự xuyên tạc, kích động hòng chia rẽ tôn giáo với chính quyền, chia rẽ những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thấu triệt lời Bác Hồ dạy năm xưa, cán bộ chiến sĩ các cơ quan, đơn vị trong toàn quân luôn quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình địa bàn đóng quân để xây dựng kế hoạch, đề ra nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp, tích cực tổ chức thực hiện công tác tôn giáo, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh vùng đồng bào có đạo trên địa bàn cả nước một cách cụ thể, thiết thực. Trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị, cấp uỷ, chỉ huy luôn quan tâm xây dựng tốt mối quan hệ đoàn kết, giúp đỡ nhau trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, nghĩa đồng đội giữa cán bộ, chiến sĩ theo tôn giáo và không theo tôn giáo đều chung sức, đồng lòng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1732132730230708&set=a.129669940477003&type=3&theater
Xem thêm:
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 22/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 23/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 24/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 25/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 26/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 27/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 28/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 29/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 30/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 31/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 32/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 33/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 34/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 35/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 36/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 37/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 38/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 39/2018
- - Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 40/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét