Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 24/2018





Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa 

“Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa”



Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong lời kêu gọi thi đua ái quốc, ngày 11 tháng 6 năm 1948, lời kêu gọi không chỉ khảng định vị trí, vai trò, công sức của mỗi người yêu nước Việt Nam, của mỗi ngành, mỗi nghề đối với sự nghiệp đấu tranh cách mạng; đồng thời là tư tưởng chỉ đạo, tập hợp, đoàn kết lực lượng cách mạng Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt, cùng toàn dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. cần phải quán triệt, thấu suốt lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, chiến sĩ dù làm công việc gì, chức vụ cao hay thấp đều phải nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tích cực học tập, nâng cao năng lực toàn diện, phương pháp, tác phong công tác khoa học, cụ thể, tỉ mỉ, góp phần bảo đảm cho quân đội thực hiện chức trách đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó./.

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1559426724167977&set=gm.836258009908569&type=3&theater&ifg=1






Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa 


Ngày 12/6/1956, BÁC dạy “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”. Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp 1, ngày 12 tháng 6 năm 1956. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước với bao khó khăn, thử thách.



Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng đối với phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của mỗi con người nói chung, người cán bộ, đảng viên của Đảng nói riêng và mối quan hệ biện chứng giữa các phẩm chất ấy. Đức và tài phải được giáo dục, rèn luyện để con người phát triển toàn diện, đủ điều kiện tham gia công tác và cống hiến cho cách mạng. Đức được coi là cái gốc của người cách mạng. Do đó, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó. Lời dạy ấy, chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng phấn đấu vươn lên rèn đức, luyện tài, trở thành người cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, góp công, góp sức cho sự nghiệp kiến thiết nước nhà, xây dựng miềm Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn, thách thức đan xen; sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những yêu cầu mới. Lời dạy của Bác có giá trị thực tiễn sâu sắc; là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động để xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam.

Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Người, mỗi quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” tích cực học tập, rèn luyện để trở thành người quân nhân cách mạng có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, nâng cao trình độ, năng lực công tác tốt; tự giác chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, gương mẫu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân tốt; xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới . /.


Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1560400430737273&set=gm.836800529854317&type=3&theater&ifg=1





Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa 


“Bất kỳ khó khăn gì, bất kỳ công việc to mấy ta đoàn kết đều làm được cả”


Là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói chuyện với đại biểu nhân dân tỉnh Thanh Hóa, lời dạy của Bác chỉ rõ ý nghĩa, vai trò quan trọng của sự đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh, là khâu then chốt của mọi thành công. QĐNDVN là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân; từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đòi hỏi quân đội và những người chiến sĩ phải luôn quán triệt lời dạy của Bác, nêu cao tinh thần đoàn kết, gắn bó cán bộ, đảng viên với quần chúng trên tình thương yêu giai cấp; xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, là lực lượng nòng cốt cùng với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.


Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1561428963967753&set=gm.837365469797823&type=3&theater&ifg=1







Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa 


"Tự phê bình và phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh. Nhờ nó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, tiến bộ không ngừng”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết nói về phê bình trong Đảng; đăng trên Báo Nhân dân, số 468, ngày 14 tháng 6 năm 1955 với bút danh CB. Đây là thời điểm đất nước vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh; miền Bắc mới bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiến thiết đất nước, còn nhiều khó khăn, thử thách, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Lời dạy của Bác có ý nghĩa to lớn, khẳng định tự phê bình và phê bình là nguyên tắc quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là thứ vũ khí sắc bén, giúp cho Đảng ta ngày càng mạnh thêm. Thông qua tự phê bình Đảng mới gột rửa được những hạn chế, yếu kém, những thói hư tật xấu, làm cho dân tin, dân theo Đảng; đồng thời nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao bản lĩnh chính trị, ngăn ngừa biểu hiện tự cao, tự đại, mạnh dạn công khai tự phê bình, chân thành tiếp thu sự phê bình của người khác. Chống biểu hiện khi phê bình, giáo dục nhưng vẫn bảo thủ, trì trệ... Thực hiện tốt việc tự phê bình và phê bình chính là góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

​Quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác Hồ, Đảng ta đã không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao chất lượng, hiệu quả tự phê bình và phê bình; tiếp tục lãnh đạo, quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, bảo đảm cho Đảng ta thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, đáp ứng sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, Đảng bộ Quân đội luôn nêu cao ý thức chính trị; gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về công tác xây dựng Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ đảng viên; đề cao tinh thần đấu tranh, thực hành tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất nội bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thờ ơ, vô cảm… xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện./.


Nguồn:





Lời Bác Hồ dạy: “Phải chống tham ô lãng phí. Phải làm sao cho trong quân đội ta không có tham ô lãng phí. Phải nâng cao ý thức và kỷ luật lao động. Phải nâng cao ý thức tiết kiệm”.


Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi nói chuyện với các đơn vị quân đội tại Quân khu 4, ngày 15 tháng 6 năm 1957. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đất nước vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, để động viên khích lệ tinh thần học tập, lao động, chiến đấu của cả dân tộc, trong đó có lực lượng vũ trang; khi đến thăm các đơn vị quân đội tại Quân khu 4, Bác đã căn dặn: Có 3 điều khen ngợi, 4 điều phê bình, 5 điều dặn dò. Trong 05 điều dặn dò thì điều thứ tư là: “Phải chống tham ô lãng phí. Phải làm sao cho trong quân đội ta không có tham ô lãng phí. Phải nâng cao ý thức và kỷ luật lao động. Phải nâng cao ý thức tiết kiệm”.

​Lời nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Bác Hồ đối với lực lượng vũ trang, mà còn thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc đấu tranh chống tham ô lãng phí, một “loại giặc” rất nguy hiểm tồn tại ngay trong chính bản thân mỗi con người, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước, cần phải kiên quyết đấu tranh.

Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam ra sức học tập, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực chuyên môn nghiệm vụ; chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; kiên quyết đấu tranh phòng chống, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1564932950284021&set=gm.838931679641202&type=3&theater&ifg=1





Lời Bác Hồ dạy: “Đối với đồng sự, phải đoàn kết chặt chẽ, khuyên nhau, giúp nhau. Đối với dân chúng, phải thân cận, phải giúp đỡ họ mọi việc, phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu” .

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong Thư gửi các nhân viên cơ quan Chính phủ, ngày 16 tháng 6 năm 1947. Sau khi nước nhà giành được độc lập chưa được bao lâu, thì thực dân Pháp lại dã tâm quay lại xâm lược nước ta. Việc xây dựng Chính phủ thực sự là của dân gặp không ít những khó khăn, thách thức đặt ra yêu cầu cần phải giải quyết kịp thời.

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt mọi công việc, là tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng Chính phủ thực sự là của dân, vì dân, phục vụ dân để dân tin, dân yêu và dân làm theo, đảm bảo cho sự nghiệp kiến quốc, đấu tranh giải phóng dân tộc giành thắng lợi. Đồng thời, là cơ sở tập hợp lực lượng, huy động sức người, sức của, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm, hợp lực đánh đuổi đế quốc thực dân, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. 

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lời dạy của Bác chính là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức, đồng lòng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa là tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu; đồng thời vừa là biện pháp tích cực góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Do vậy, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân cần phải tăng cường xây dựng mối đoàn kết nội bộ, đoàn kết cán binh trên dưới đồng lòng giúp nhau cùng tiến bộ, xây dựng mối đoàn kết quân dân như cá với nước; thực hiện tốt chức năng là đội quân công tác, đội quân dân vận, chung sức cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt 10 Lời thề danh dự, 12 Điều kỷ luật khi tiếp súc với nhân dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ thực sự trở thành hạt nhân đoàn kết, xứng đáng là quân đội của dân, do dân và vì dân, để dân tin, dân phục, dân yêu như lời Bác Hồ dạy.

Nguồn:  






Lời Bác Hồ dạy: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi làm việc với đội ngũ cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương, ngày 17 tháng 6 năm 1968, về việc xuất bản cuốn sách “Người tốt, việc tốt” nhằm tuyên truyền, nêu gương những nhân tố tích cực, những cách ứng xử đúng đắn, đối đãi với nhau chân tình. Người đã dặn: Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định giá trị, bản chất cách mạng, khoa học, tính nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin mà mỗi người nói chung, cán bộ, đảng viên Ban Tuyên huấn Trung ương nói riêng phải ra sức học tập để không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả vào quá trình công tác, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, chức trách, nhiệm vụ được giao.

Hiện nay kinh tế, xã hội đất nước có bước phát triển mới, tốt hơn; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; song lời dạy “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa” của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong công tác giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên; là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận, đi đôi với việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo và giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng, Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện, là đội quân vô địch, quyết chiến, quyết thắng. Một trong những nhân tố để tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù, đó chính là quân đội ta luôn thấm nhuần chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, tình thương yêu đồng chí, đồng đội; được nhân dân tin yêu, đùm bọc, chở che, giúp đỡ; không ngại gian khổ, hi sinh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trong giai đoạn cách mạng mới, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải ra sức học tập lý luận chính trị, quân sự, chuyên môn nghiệp vụ; tích cực huấn luyện, rèn luyện, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ; tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, thương yêu, quý trọng đồng chí, đồng đội, đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ với nhau trên tình thương yêu giai cấp ở mọi lúc, mọi nơi, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân trao tặng./.

Nguồn:  https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1571212292989420&set=gm.840596792808024&type=3&theater&ifg=1








Xem thêm: 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét