Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa
"Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết”.
Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trích trong bài:“Vệ sinh yêu nước” (Phong trào diệt ruồi, muỗi), đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 2-7-1958. Đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo vàbước đầu phát triển kinh tế, văn hóa sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu nước không thể tách rời thương yêu nhân dân, yêu nước không phải là điều gì chung chung, trừu tượng, mà được bắt đầu từ những việc nhỏ nhất và thể hiện ở việc làm cụ thể của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Người có tinh thần yêu nước sẽ luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích cá nhân và dù khó khăn, gian khổ thế nào cũng ra sức làm cho kỳ được, còn việc gì có hại cho nhân dân phải ra sức trừ cho kỳ hết. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân mẫu mực của người chiến sĩ cách mạng, đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang và cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Quán triệt và thực hiện lời dạy trên của Người, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, chấp hành nghiêm 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân, được nhân dân tin yêu, ghi nhận và trao tặng danh xưng cao quý: Bộ đội Cụ Hồ. Toàn quân tích cực làm công tác dân vận, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế-xã hội; giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… Các binh đoàn, đoàn kinh tế-quốc phòng gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng-an ninh, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, bao tiêu sản phẩm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới… ở địa bàn đóng quân. Cán bộ, chiến sĩ chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh; củng cố, phát huy tinh thần đoàn kết các dân tộc, xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh../
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1592763367500979&set=gm.855334054667631&type=3&theater&ifg=1"Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết”.
Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trích trong bài:“Vệ sinh yêu nước” (Phong trào diệt ruồi, muỗi), đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 2-7-1958. Đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo vàbước đầu phát triển kinh tế, văn hóa sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu nước không thể tách rời thương yêu nhân dân, yêu nước không phải là điều gì chung chung, trừu tượng, mà được bắt đầu từ những việc nhỏ nhất và thể hiện ở việc làm cụ thể của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Người có tinh thần yêu nước sẽ luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích cá nhân và dù khó khăn, gian khổ thế nào cũng ra sức làm cho kỳ được, còn việc gì có hại cho nhân dân phải ra sức trừ cho kỳ hết. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân mẫu mực của người chiến sĩ cách mạng, đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang và cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Quán triệt và thực hiện lời dạy trên của Người, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, chấp hành nghiêm 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân, được nhân dân tin yêu, ghi nhận và trao tặng danh xưng cao quý: Bộ đội Cụ Hồ. Toàn quân tích cực làm công tác dân vận, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế-xã hội; giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… Các binh đoàn, đoàn kinh tế-quốc phòng gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng-an ninh, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, bao tiêu sản phẩm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới… ở địa bàn đóng quân. Cán bộ, chiến sĩ chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh; củng cố, phát huy tinh thần đoàn kết các dân tộc, xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh../
Lời Bác Hồ dạy: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp cực kỳ vẻ vang, nhưng phải lâu dài và gian khổ. Nhân dân ta cần phải có tinh thần phấn đấu bền bỉ, quyết tâm vượt mọi khó khăn, để giành lấy những thắng lợi mới rực rỡ hơn nữa” .
Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong:“Lời phát biểu tại lễ bế mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khóa III”, ngày 03 tháng 7 năm 1964, đăng trên Báo Nhân dân, số 3748, ngày 04 tháng 7 năm 1964.
Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhận rõ việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp cực kỳ vẻ vang nhưng cũng nhiều khó khăn, gian khổ và lâu dài. Do đó, cần sự đồng thuận, phấn đấu kiên trì, bền bỉ với một quyết tâm cao độ mới có thể đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đến thắng lợi hoàn toàn. Đồng thời, phải kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý trí.
Thấu triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính chất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là cơ sở lý luận khoa học, cách mạng để Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước; bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, trước tình hình diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và lợi ích của quốc gia dân tộc, thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn ý thức rõ trách nhiệm chính trị, trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã giao phó; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1594204344023548&set=gm.856273617907008&type=3&theater&ifg=1
Lời Bác dạy ngày này năm xưa
"Nếu mọi người học tập thấm nhuần tinh thần anh dũng và chí khí kiên cường, học được ở Viện bảo tàng, mà quyết tâm làm đúng chính sách của Đảng, đi đúng đường lối quần chúng, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, thì chúng ta nhất định thắng lợi trong mọi việc”.
Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài: “Xem Viện bảo tàng cách mạng”, đăng trên Báo Nhân dân, số 1936, ngày 04 tháng 7 năm 1959. Đây là thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Qua đây, Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở mọi người về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và trách nhiệm phải phát huy truyền thống đó trong điều kiện mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Mỗi người phải thấm nhuần được tinh thần anh dũng, chí khí kiên cường của dân tộc, của con người Việt Nam được kết tinh trong những hiện vật ở bảo tàng và biết vận dụng tạo nguồn lực tinh thần, nỗ lực thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/thienthanlonely?hc_ref=ARR1haKS69V4D_DaGMtM8pdBndKHFdfQvWL5rvlNBYN8ZbhgP5mtoIVKgC3u_K3UsT8&fref=nf&hc_location=group
“Thi đua ái quốc nhằm ba mục đích chính: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Tức là làm cho nhân dân no, ấm, biết chữ, làm cho Tổ quốc độc lập, tự do”
Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài: “Thi đua ái quốc, hiện tại và tương lai vẻ vang của nước ta”, đăng trên Báo Nhân dân, số 15, ngày 05 tháng 7 năm 1951. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ ba mục đích cụ thể của thi đua ái quốc là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Tức thi đua ái quốc làm cho nhân dân no, ấm, biết chữ, làm cho Tổ quốc độc lập, tự do.
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1597064200404229&set=gm.858302841037419&type=3&theater&ifg=1
Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa
Ngày 06 tháng 7
“Được lòng dân, thì việc gì cũng làm được, trái ý dân, thì chạy ngược chạy xuôi”
* Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài: “Sẽ được mấy lâu?”, đăng trên Báo Nhân dân, số 122, từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 7 năm 1953; là giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta bước vào tổng phản công, quyết giành thắng lợi cuối cùng.
* Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải hành động vì dân, thấu hiểu, chia sẻ, quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân. Có như vậy, nhân dân mới tin tưởng và ủng hộ Chính phủ thực hiện thắng lợi mục tiêu của cách mạng./.
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1598440706933245&set=gm.859283784272658&type=3&theater&ifg=1
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA 07/7/1958
"Anh hùng, chiến sĩ thi đua đã là những người tiên phong trong sản xuất, mà cũng là gương mẫu về đạo đức cách mạng. Họ đặt lợi ích chung của dân tộc trên lợi ích riêng của cá nhân”.
Kết luận nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài: “Lời chào mừng Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ II”, đọc ngày 07 tháng 7 năm 1958. Đây là thời kỳ miền Bắc bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế - văn hóa (1958 - 1960). Nhiệm vụ trọng tâm lúc này là phát triển sản xuất, khôi phục kinh tế và xây dựng chế độ mới trên tất cả các lĩnh vực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi nhận, biểu dương, khích lệ thành tích của các anh hùng, chiến sĩ thi đua đã đạt được trong những năm đầu đất nước hoà bình, khôi phục kinh tế ở miền Bắc. Lời dạy của Người đã cổ vũ, động viên, kêu gọi mọi người hăng hái phấn đấu học tập và làm theo tấm gương của các anh hùng, chiến sĩ thi đua trong Đại hội. Mặt khác, đã chỉ ra cách thức rèn luyện, phấn đấu cho mỗi cán bộ, đảng viên, phải luôn đặt lợi ích chung của dân tộc, của đất nước lên trên lợi ích riêng của cá nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, không sợ gian nguy, ra sức vượt mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mẫu mực về đạo đức, lối sống, không tự kiêu, tự mãn, tự tư, tự lợi về lợi ích và hưởng thụ, luôn giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ. Đồng thời, Bác chỉ rõ tầm quan trọng của đạo đức cách mạng và vai trò của thi đua yêu nước đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội - một chế độ xã hội mà con người được đặt ở vị trí trung tâm, được bảo đảm về mọi quyền lợi chính đáng, được phát triển toàn diện bản thân.
Thực hiện lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ toàn quân đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng và các cuộc vận động của các cấp, các ngành, tập trung đột phá, khắc phục khâu yếu, mặt yếu, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy truyền thống “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc. Toàn quân xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” trên các lĩnh vực công tác, trực tiếp góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
"Anh hùng, chiến sĩ thi đua đã là những người tiên phong trong sản xuất, mà cũng là gương mẫu về đạo đức cách mạng. Họ đặt lợi ích chung của dân tộc trên lợi ích riêng của cá nhân”.
Kết luận nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài: “Lời chào mừng Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ II”, đọc ngày 07 tháng 7 năm 1958. Đây là thời kỳ miền Bắc bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế - văn hóa (1958 - 1960). Nhiệm vụ trọng tâm lúc này là phát triển sản xuất, khôi phục kinh tế và xây dựng chế độ mới trên tất cả các lĩnh vực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi nhận, biểu dương, khích lệ thành tích của các anh hùng, chiến sĩ thi đua đã đạt được trong những năm đầu đất nước hoà bình, khôi phục kinh tế ở miền Bắc. Lời dạy của Người đã cổ vũ, động viên, kêu gọi mọi người hăng hái phấn đấu học tập và làm theo tấm gương của các anh hùng, chiến sĩ thi đua trong Đại hội. Mặt khác, đã chỉ ra cách thức rèn luyện, phấn đấu cho mỗi cán bộ, đảng viên, phải luôn đặt lợi ích chung của dân tộc, của đất nước lên trên lợi ích riêng của cá nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, không sợ gian nguy, ra sức vượt mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mẫu mực về đạo đức, lối sống, không tự kiêu, tự mãn, tự tư, tự lợi về lợi ích và hưởng thụ, luôn giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ. Đồng thời, Bác chỉ rõ tầm quan trọng của đạo đức cách mạng và vai trò của thi đua yêu nước đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội - một chế độ xã hội mà con người được đặt ở vị trí trung tâm, được bảo đảm về mọi quyền lợi chính đáng, được phát triển toàn diện bản thân.
Thực hiện lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ toàn quân đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng và các cuộc vận động của các cấp, các ngành, tập trung đột phá, khắc phục khâu yếu, mặt yếu, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy truyền thống “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc. Toàn quân xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” trên các lĩnh vực công tác, trực tiếp góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1599812453462737&set=a.129669940477003.23251.100003019932872&type=3&theater
Lời Bác Hồ dạy: “Vào Đảng, vào Đoàn không phải để làm “quan” cách mạng, hay là để nói chính trị suông. Tất cả đảng viên và đoàn viên phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành các chính sách của Đảng và Chính phủ”.
Là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài: “Nói chuyện tại hội nghị sản xuất tỉnh Sơn Tây” (nay thuộc thành phố Hà Nội), ngày 08 tháng 7 năm 1958. Đây là thời kỳ đầu sau khi miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất, xây dựng hợp tác xã, khôi phục sản xuất và khắc phục hậu quả chiến tranh. Người muốn nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên tỉnh Sơn Tây nói riêng, cả nước nói chung về trách nhiệm và quyết tâm trong lãnh đạo phát triển sản xuất; cần phải gương mẫu, tích cực, chủ động, sáng tạo, nói đi đôi với làm, triệt để tham gia vào tổ đổi công, bằng những việc làm cụ thể để “làm đầu tàu lôi cuốn quần chúng tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm” nhằm khắc phục những yếu kém trong sản xuất ở vụ trước để vụ sau giành kết quả cao hơn. Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải thực sự là những người tiền phong, gương mẫu trong thực hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có phong cách làm việc cụ thể, tỉ mỉ, sâu sát quần chúng, biết làm gương và hướng quần chúng vào thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ nhất định.
Lời dạy của Người đã động viên, khích lệ cán bộ, đảng viên, đoàn viên trong cả nước đề cao trách nhiệm chính trị, tích cực hăng hái tham gia vào các tổ chức ở địa phương, đơn vị, thực sự là nòng cốt thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương và cơ quan, đơn vị. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự làm gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, đến năm 1960 đời sống của nhân dân miền Bắc đã từng bước ổn định, ý thức chính trị được nâng cao, kinh tế được khôi phục, văn hóa, giáo dục, y tế ngày càng phát triển.
Quán triệt, thực hiện lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên phụ nữ trong quân đội hiện nay phải luôn gương mẫu đi đầu trong chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, các cuộc vận động của các cấp, các ngành. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; những biểu hiện quan liêu, xa dân, vi phạm dân chủ, nói không đi đôi với làm. Cán bộ, đảng viên, nhất là các đồng chí cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị phải nêu cao tính tiền phong gương mẫu, thực hiện miệng nói tay làm, làm tốt, làm có hiệu quả cao, gương mẫu trong học tập, công tác và trong sinh hoạt, xông pha trong mọi nhiệm vụ nhất là những nhiệm vụ khó khăn, gian khổ để làm gương cho bộ đội noi theo./.
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1601179749992674&set=a.129669940477003.23251.100003019932872&type=3&theater
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét