Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Học tập "Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa" tuần 29/2018



Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa 
Ngày 16 tháng 7
“Những người lỡ đi lầm đường mà biết trở về với Tổ quốc thì dân Việt Nam sẵn sàng hoan nghênh”

* Đây là sự khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về truyền thống khoan dung, độ lượng của dân tộc Việt Nam khi Người trả lời phỏng vấn của một nhà báo nước ngoài ngày 16 tháng 7 năm 1947. Thời điểm này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, kiến quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi. Đây cũng là lúc xuất hiện các quan điểm trái chiều về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cần phải được định hướng cho thống nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nước nào cũng có những đảng phái với những quan điểm chính trị khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Song khi lợi ích chung của dân tộc bị lâm nguy thì các đảng phái phải đoàn kết để cứu nước. Do đó, sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là thực hiện lợi ích chung của dân tộc. Nếu đảng phái nào lợi dụng sự khác nhau về quan điểm chính trị mà phản kháng chiến, phản nhân dân, đi theo phe địch thì quốc dân không thể tha thứ, lịch sử không thể khoan dung. Song nhân dân Việt Nam sẵn sàng hoan nghênh những người lỡ đi lầm đường mà biết trở về với Tổ quốc.

* Tư tưởng nhân văn, nhân đạo Hồ Chí Minh đã thấu suốt trong các chủ trương, chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong xây dựng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách đối với tù, hàng binh. Truyền thống, chính sách khoan hồng, nhân văn, nhân đạo không chỉ đối với những người Việt Nam lầm đường, lạc lối đi theo giặc, nay giác ngộ và trở về với Tổ quốc, mà được quân và dân ta đối xử khoan hồng, nhân đạo với cả những tù, hàng binh, những người đã mang bom, đạn đến tàn phá quê hương, cướp bóc tài sản, giết hại người già, phụ nữ và trẻ em vô tội. Lòng khoan dung, vị tha, độ lượng, chính sách khoan hồng, nhân đạo thể hiện sâu sắc truyền thống của dân tộc Việt Nam và bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, tất cả vì con người, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng con người.





LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: Ngày 17/7/1966

“ ...Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong lờikêu gọi chống Mỹ, cứu nước, được Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi sáng ngày 17 tháng 7 năm 1966 trong thời điểm đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và quân các nước chư hầu vào tham chiến trực tiếp trên chiến trường miền Nam; đồng thời, leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân nhằm đè bẹp ý chí đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là động lực tinh thần to lớn thôi thúc lớp lớp các thế hệ người Việt Nam đồng tâm, nhất trí, anh dũng, kiên cường, sẵn sàng hiến dâng máu xương, chiến đấu, hy sinh đánh thắng hai đế quốc đầu sỏ, hung bạo, giải phóng dân tộc và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trở thành dân tộc tiêu biểu cho lương tri của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới ở thế kỷ XX.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, khó lường; song giá trị của lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập tự do” vẫn không hề thay đổi. Chân lý đó đã, đang và sẽ tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó cũng chính là cội nguồn để tạo nên “những thành tựu có ý nghĩa lịch sử”góp phần nâng cao uy tín, vị thế của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.

Là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, đặt dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhận thức sâu sắc, tin tưởng vào đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng, nhận rõ đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, xây dựng bản lãnh chính trị kiên định, vững vàng, không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, làm chủ vũ khí, trang bị, tinh thông về kỹ, chiến thuật, nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân.








“Dựa vào nhân dân thì việc gì, dù khó đến đâu cũng có thể làm được.”

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài: “Sức mạnh nhân dân” bút danh H.B, đăng trên Báo Nhân dân số 502, ngày 28 tháng 7 năm 1955. Đây là năm đầu miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào khôi phục kinh tế, tiếp tục cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, nhằm mục đích củng cố hòa bình, tiếp tục thực hiện sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; cần phải phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ, sức mạnh của toàn dân để giành thắng lợi của cách mạng trong giai đoạn mới.

Nguồn: 
https://www.facebook.com/loibachoday/videos/2031520763539354/







Ngày 19/7/1965
“Phải đoàn kết chặt chẽ giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa bộ đội với nhau, giữa nhân dân với bộ đội.”

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Đoàn Tam Đảo, Bộ đội Phòng không - Không quân khi Người đến thăm đơn vị ngày 19 tháng 7 năm 1965 (nay là Lữ đoàn Pháo Phòng không 234/ Quân đoàn 3). Đây là thời gian đế quốc Mỹ xâm lược đang tăng cường leo thang chiến tranh ra miền Bắc bằng không quân. Người đã chỉ rõ vai trò to lớn của đoàn kết và khẳng định rằng, đoàn kết chính là yếu tố quyết định để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta làm cách mạng thắng lợi, kháng chiến thành công. Vì vậy, bộ đội Phòng không - Không quân nói riêng, toàn quân nói chung muốn đánh thắng giặc Mỹ xâm lược thì phải đoàn kết hơn nữa; phải chăm lo xây dựng mối quan hệ đoàn kết thống nhất trong nội bộ và đoàn kết chặt chẽ giữa quân đội với nhân dân. Điều này phản ánh quan điểm của Người về nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội, sức mạnh của đất nước thông qua xây dựng mối quan hệ đoàn kết thống nhất trong quân đội và giữa quân đội với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Lời dạy của Bác được cán bộ, chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Đoàn Tam Đảo, Bộ đội Phòng không - Không quân nói riêng, toàn quân nói chung ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc, trở thành nguồn sức mạnh to lớn, bảo đảm cho bội đội Phòng không - Không quân, quân và dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xâm lược, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy tinh thần đại đoàn kết, tiếp nối quan điểm, đường lối về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc qua các kỳ đại hội, Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khắc ghi lời Bác dạy, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp; hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận; thực hiện toàn quân một ý chí. Đoàn kết, gắn bó máu thịt với nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí, đi dân nhớ, ở dân thương… đã trở thành lời thề danh dự của người quân nhân nhân cách mạng, đồng thời cũng là nguồn cội tạo nên sức mạnh để Quân đội ta chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, luôn là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước, Nhân dân, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”.
Nguồn: 
https://www.facebook.com/178402699496526/photos/a.179832342686895.1073741828.178402699496526/200084197328376/?type=3&theater






Ngày 20/7/1957
“Con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa của các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai ngăn cản nổi.”
Câu nói trên được trích trong phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tiệc chiêu đãi của Chủ tịch Dapôtốtxki nước Cộng hòa Tiệp Khắc ngày 20 tháng 7 năm 1957 nhân dịp Người sang thăm và làm việc với nước bạn. Đây là thời kỳ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kiên trì thực hiện Hiệp định Giơnevơ để thống nhất Tổ quốc bằng phương pháp hòa bình.

Hồ Chí Minh một mặt khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là chân lý của thời đại, dù có khó khăn, gian khổ đến đâu, nhưng đó chắc chắn là quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người. Mặt khác, đó còn là sự khẳng định về tính đúng đắn, sáng tạo của của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xác định con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Người đã thay mặt nhân dân và Chính phủ Việt Nam bày tỏ sự tin tưởng và cảm mến với những thành quả của sự nghiệp cách mạng mà nhân dân, Chính phủ Tiệp Khắc anh em đã giành được và khẳng định tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng giữa nhân dân hai nước để cùng tiến bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.


Lời dạy của Bác là cơ sở quan trọng để Đảng ta nghiên cứu, vận dụng, phát triển trong cương lĩnh xây dựng đất nước, xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước trong điều kiện thế giới có nhiều biến động, nhất là giai đoạn cuối thế kỷ XX khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào thoái trào và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay. Thành tựu bước đầu rất quan trọng của hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng càng làm sáng tỏ cơ sở khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự kiên định của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta là đúng đắn, hợp quy luật.


Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, thấu triệt lời Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có thái độ phân biệt đúng, sai, không dao động trước các tác động tiêu cực, khó khăn, hiểm nguy, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” và luôn là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.





Nguồn:
https://www.facebook.com/178402699496526/photos/a.179832342686895.1073741828.178402699496526/200871577249638/?type=3&theater
https://www.facebook.com/loibachoday/videos/2031503523541078/








Ngày 21/7/1956:
"Chân lý là cái có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùng chân lý."

(Trích bài nói chuyện của Bác với cán bộ, giảng viên, sinh viên trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 21/7/1956)
Nguồn: 
https://www.facebook.com/158420455001232/photos/a.158983204944957.1073741828.158420455001232/215566245953319/?type=3&theater







Ngày 22/7/1954:
"Cả nước đồng lòng, muôn người như một, chúng ta nhất định thắng lợi".
(Trích lời kêu gọi sau Hội nghị giơnevơ thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/7/1954)





Xem thêm: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét