Nhân kỷ niệm 42 năm ngày thành lập Bệnh viện, các đề tài nghiên cứu khoa học đạt chất lượng trong hai năm qua được tập hợp và đăng ở tạp chí 108. Khu Kỹ thuật cao vinh dự có bài
TẦM SOÁT NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG SƠ SINH TRÊN NHỮNG TRẺ NƯỚC ỐI NHUỘM PHÂN SU TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A
(tác giả: Lê Thị Thanh Hương, Trương Hoàng Việt, Nguyễn Thiên Bảo Hương, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Xuân Hiền)
Đây cũng là đề tài được chọn báo cáo tại hội nghị khoa học bệnh viện ngày 18/5/2018, báo cáo viên: Bs.CKII. Lê Thị Thanh Hương
TẦM SOÁT NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG SƠ SINH TRÊN NHỮNG TRẺ NƯỚC ỐI NHUỘM PHÂN SU TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A
(tác giả: Lê Thị Thanh Hương, Trương Hoàng Việt, Nguyễn Thiên Bảo Hương, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Xuân Hiền)
Đây cũng là đề tài được chọn báo cáo tại hội nghị khoa học bệnh viện ngày 18/5/2018, báo cáo viên: Bs.CKII. Lê Thị Thanh Hương
Xin giới thiệu đến tất cả thành viên Khu KTC bài báo này.
Lê Thị Thanh Hương, Trương
Hoàng Việt, Nguyễn Thiên Bảo Hương, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Xuân Hiền
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) ở những trẻ ối nhuộm phân
su là mối lo lắng cho cả bác sĩ sản khoa và nhi khoa. Nghiên cứu này mục
đích phát hiện sớm những trẻ bị NTSS hoặc có nguy cơ NTSS, từ đó có xử trí kịp thời, hạn chế biến chứng
và tử vong sơ sinh.
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan
giữa các yếu tố dịch tễ học, các yếu tố
trong quá trình sinh, lâm sàng, cận lâm sàng với nhiễm trùng sơ sinh và nguy cơ nhiễm trùng
sơ sinh ở nhóm trẻ ối nhuộm phân su.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu, mô tả 137 trẻ sơ sinh tuổi từ 0-7
ngày, sinh ra từ khoa phụ sản bệnh viện 7A, từ 1/8/2016 đến 31/7/2017, lúc sinh
có ối phân su nhưng lâm sàng khỏe mạnh ngay sau sinh. Những trẻ này được xét nghiệm CTM,
CRP 2 lần lúc 12 giờ tuổi và lúc 36-48 giờ tuổi.
Kết quả: Kết quả có 4 yếu tố: trẻ sinh nhẹ cân < 2500 g, lâm sàng bỏ bú, Hb
máu thấp, CRP cao ở xét nghiệm máu lần 2 liên quan đến tình trạng nhiễm trùng
sơ sinh ở những trẻ ối phân su.
ASTRACT
SCREENING THE RISK OF NEONATAL INFECTION IN NEONATES BORN THROUGH
MECONIUM- STAINED AMNIOTIC FLUID AT THE MILITARY HOSPITAL 7A
Introduction: Risk of
neonatal infection in neonates born through meconium- stained amniotic fluid is
a concern for both obstetricians and pediatricians. This study aims to detect
early neonatal infection or risk of neonatal infection in order to have timely
treatment, to limit complications and neonatal mortality.
Purpose: Examine
the relationship between the epidemiological factors, the birth progress
factors, clinical factors, subclinical factors and neonatal infection in
neonates born through meconium- stained amniotic fluid.
Materials
and Methods: this is a prospective
study of 137 neonates born through meconium- stained amniotic fluid that became
heathy immediately after birth in one year at 7A hospital. Their complete blood
count and CRP were tested 2 times at 12 hour age and at 36-48 hour age.
Results: Four factors: weight at birth below 2,500 gram,
poor feeding, low Hemoglobinemia, and high CRP in the second test related to neonatal
infection in neonates born through meconium- stained amniotic fluid.
Key words: Neonatal
infection, Risk of neonatal infection.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ối giữ vai
trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển, bảo vệ thai nhi. Phân su có trong nước ối có thể gây nhiễm trùng cho trẻ (nhiễm
trùng sơ sinh, viêm phổi hít phân su,..).
Chúng tôi khảo sát 137 trẻ sơ sinh có nước ối nhuộm phân su nhưng lâm sàng khỏe
mạnh sau sinh để xác định những yếu tố nguy
cơ, những biến đổi về lâm sàng, những biến đổi về huyết học mục
đích phát hiện sớm tình trạng NTSS hoặc nguy cơ NTSS, từ đó
có xử trí kịp thời, hạn chế biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh.
Khảo sát mối liên quan
giữa các yếu tố
dịch tễ học, các yếu tố trong quá trình sinh,
lâm sàng, cận lâm sàng với nhiễm trùng sơ sinh và nguy cơ nhiễm trùng
sơ sinh ở nhóm trẻ ối nhuộm phân su.
Đây là một nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Những trẻ tuổi từ 0-7 ngày, sinh ra từ khoa phụ sản bệnh viện 7A,
từ 1/8/2016 đến 31/7/2017, lúc sinh có ối phân su nhưng lâm sàng khỏe mạnh, sẽ được xét nghiệm CTM, CRP hai lần: lần 1 lúc 12 giờ tuổi, lần 2 lúc
36-48 giờ tuổi. Trong quá trình theo dõi nếu có triệu chứng lâm sàng bất thường
hoặc CTM có ít nhất 1 trong các thành phần dương tính, hoặc CRP >10 mg/l trẻ
sẽ được điều trị kháng sinh.
*CTM: - BC tăng > 30.000/mm3 hoặc BC giảm < 6.000/mm3 (< 24 giờ tuổi).
BC tăng > 20.000/mm3 hoặc BC giảm < 5.000/mm3 (>24 giờ tuổi).
Trị
số tuyệt đối Neutrophile < 1500/mm3, BC non >10%,
BC
có hạt độc, không bào, Neutrophile non/ Neutrophile tòan phần ≥ 0,2
- Thiếu máu không rõ nguyên nhân (Hb < 13,5 g/dl).
- TC < 150.000/mm3.
*CRP >10mg/l.
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Chi square
test và Fisher’s exact test có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Phân tích hồi qui đa biến logistic với các biến số
có kết quả trong phân tích đơn biến có p < 0,05.
1. Điều trị kháng sinh:
Trong
137 trẻ ối nhuộm phân su có 33 trẻ phải dùng kháng sinh, chiếm tỷ lệ 24,1%, đây
là những trẻ NTSS và nguy cơ NTSS.
2. Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học với
NTSS và nguy cơ NTSS
NTSS, nguy cơ NTSS
N=33
|
Không NTSS
N=104
|
Tổng (%)
N=137
|
P
|
|
Nữ
Nam
|
16 (48,5%)
17 (51,5%)
|
43 (41,3%)
61 (58,7%)
|
59 (43,1%)
78 (56,9%)
|
0,471*
|
Tuổi thai < 37 tuần
Tuổi thai ≥ 37 tuần
|
03 (9,1%)
30 (90,9%)
|
01 (1%)
103 (99)
|
04 (2,9%)
133 (97,1%)
|
0,016**
|
CNLS < 2500 gr
CNLS ≥ 2500 gr
|
02 (6,1%)
31 (93,9%)
|
01 (1%)
103 (99%)
|
03 (2,2%)
134 (97,8%)
|
0,014**
|
Nhận xét: Có mối liên quan giữa yếu tố sinh non <
37 tuần, cân nặng lúc sinh thấp <
2500g với NTSS và nguy cơ NTSS (p < 0,05)
3. Mối liên quan các yếu tố trong quá trình sinh
với NTSS và nguy cơ NTSS
NTSS, nguy cơ NTSS
N=33
|
Không NTSS
N=104
|
Tổng (%)
N=137
|
P
|
|
Suy thai
Không suy thai
|
08 (24,2%)
25 (75,8%)
|
12 (11,5%)
92 (88,5%)
|
20 (14,6%)
117 (85,4%)
|
0,072*
|
Mẹ có nhiễm khuẩn
Không
|
02 (6,1%)
31 (93,9%)
|
02 (1,9%)
102 (98,1%)
|
04 (2,9%)
133 (97,1%)
|
0,219*
|
Sang chấn sản khoa
Không sang chấn
|
02 (6,1%)
31 (93,9%)
|
02 (1,9%)
102 (98,1%)
|
04 (2,9%)
133 (97,1%)
|
0,219*
|
Màu sắc ối
+ Xanh loãng
+ Xanh sệt
+ Vàng loãng
|
25 (75,8%)
02 (6,1%)
06 (18,2%)
|
85 (81,7%)
06 (5,8%)
13 (12,5%)
|
110 (80,3%)
08 (5,8%)
19 (13,9%)
|
0,705*
|
Thời gian vỡ ối
+ Dưới 6 giờ
+ Từ 6g – 12 g
|
31 (93,9%)
02 (6,1%)
|
102 (98,1%)
02 (1,9%)
|
133 (97,1%)
04 (2,9%)
|
0,219*
|
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa các yếu tố
trong quá trình sinh với NTSS và nguy cơ NTSS.
4. Mối liên quan giữa các triệu chứng LS với NTSS và nguy cơ NTSS
NTSS, nguy cơ NTSS
N=33
|
Không NTSS
N=104
|
Tổng (%)
N=137
|
P
|
|
Bỏ bú: + Có
+ Không
|
06 (18,2)
27 (81,8)
|
1 (1)
103 (99)
|
07 (5,1)
130 (94,9)
|
< 0,05**
(0,000)
|
Bụng chướng Không bụng chướng
|
02 (6,1)
31 (93,9)
|
0
104 (100)
|
02 (1,5)
135 (98,5)
|
---------
|
Ọc ói
Không ọc ói
|
2 (6)
31 (93,9)
|
0
104 (100)
|
02 (1,4)
135 (98,5)
|
---------
|
XH da
Không XH da
|
01 (3)
32 (97)
|
02 (1,9)
101 (98,1)
|
03 (2,2)
133 (97,8)
|
0,711*
|
Thở bất thường
Không
|
02 (6,1)
31 (93,9)
|
0
104 (100)
|
02 (1,5)
135 (98,5)
|
---------
|
Nhận xét: Triệu
chứng bỏ bú có mối liên quan đến tình trạng NTSS và nguy cơ NTSS (với p <
0,05).
5. Mối liên quan giữa CLS lần 1 với NTSS và nguy
cơ NTSS
NTSS, nguy cơ NTSS
N=33
|
Không NTSS
N=104
|
Tổng (%)
N=137
|
P
|
|
BC máu lần 1:
+ Cao
+ Bình thường
|
07 (21,2)
26 (78,8)
|
09 (8,7)
95 (91,3)
|
16 (11,7)
121 (88,3)
|
0,052*
|
Hb máu lần 1:
+ Thấp
+ Bình thường
|
09 (27,3)
24 (72,7)
|
03 (2,9)
101 (97,1)
|
12 (8,8)
125 (91,2)
|
< 0,05*
|
Tiểu cầu máu lần 1:
+ Thấp
+ Bình thường
|
01 (3)
32 (97)
|
0
104 (100)
|
01 (0,7)
136 (99,3)
|
----------
|
CRP lần 1:
+ Cao
+ Thấp
|
02 (6,1)
31 (93,9)
|
02 (1,9)
102 (98,1)
|
04 (2,9)
133 (97,1)
|
0,219*
|
Nhận xét: Có mối liên quan giữa Hb máu lần 1 thấp
(Hb <13,5g/dl) với NTSS và nguy cơ NTSS (với p < 0,05).
6. Mối liên quan giữa CLS lần 2 với NTSS và nguy
cơ NTSS
NTSS, nguy cơ NTSS
N=33
|
Không NTSS
N=104
|
Tổng (%)
N=137
|
P
|
|
BC lần 2:
+ Cao
+ Bình thường
|
01 (3%)
32 (97%)
|
0
104 (100%)
|
01 (0,7%)
136 (99,3%)
|
----------
|
Hb lần 2:
+ Thấp
+ Bình thường
|
09 (27,3%)
24 (72,7%)
|
01 (1%)
103 (99%)
|
10 (7,3%)
127 (92,7%)
|
< 0,05
|
Tiểu cầu lần 2:
+ Thấp
+ Bình thường
|
01 (3%)
32 (97%)
|
0
104 (100%)
|
01 (0,7%)
136 (99,3%)
|
----------
|
CRP lần 2:
+ Cao
+ Thấp
|
11 (33,3%)
22 (66,7%)
|
01 (1%)
103 (99%)
|
12 (8,8%)
125 (91,2%)
|
< 0,05
|
Nhận xét: Có mối liên quan giữa CRP cao và Hb thấp với
NTSS và nguy cơ NTSS (với p < 0,05).
7. Hồi quy đa biến logistic các yếu tố liên quan
đến NTSS và nguy cơ NTSS
OR
|
P
|
KTC 95%
|
|
CNLS
<2500g
|
4,10
|
< 0,001
|
1,20 –
2,01
|
Bỏ bú
|
1,38
|
< 0,001
|
1,06 – 1,95
|
Hb máu lần
1
|
8,06
|
0,036
|
4,18 – 125
|
Hb máu lần
2
|
3,75
|
< 0,001
|
2,55 – 7,09
|
CRP lần
2
|
1,51
|
< 0,001
|
1,21 – 2,01
|
Nhận xét: Có 2 đặc điểm
lâm sàng là CNLS thấp < 2500g và triệu chứng bỏ bú có liên quan đến NTSS và
nguy cơ NTSS (OR lần lượt là 4,1 và 1,38).
Về cận lâm sàng:
Hb máu thấp lần 1, lần 2 và CRP lần 2 cao có liên quan đến NTSS và nguy cơ NTSS
(OR lần lượt là 8,06; 3,75 và 1,51).
BÀN LUẬN
1. Điều trị kháng sinh:
Có
33/137 trẻ dùng kháng sinh, chiếm tỷ lệ 24,1%. Theo Goel tỷ lệ NTSS ở nhóm trẻ
có nước ối phân su là 9,6% [6], như vậy tỷ lệ dùng kháng sinh của chúng tôi cao
hơn. Những
trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi dưới 7 ngày tuổi, nếu bị nhiễm trùng sẽ rất
nặng, do đó dùng kháng sinh cho những trẻ NTSS và nguy cơ
cao NTSS là hợp lý vì sẽ tránh bỏ sót những trường hợp NTSS mà triệu chứng lâm
sàng kín đáo, không đặc hiệu.
2. Liên
quan các yếu tố dịch tễ học với NTSS và nguy cơ NTSS:
Số trẻ sinh nhẹ cân (CNLS < 2,500g) có nguy cơ NTSS cao gấp 4,1 lần nhóm trẻ có cân
nặng lúc sanh ≥ 2,500g. Như vậy sinh nhẹ cân là 1 yếu tố nguy cơ liên quan đến
tình trạng NTSS và nguy cơ NTSS ở những trẻ ối phân su. Nhận xét này cũng giống
như nhận xét của 2 tác giả Ramya và Sankhyan.
Không có mối liên quan giữa các yếu tố trong quá trình
sinh (cách sinh, suy thai, sang chấn sản khoa, lượng nước ối, màu sắc nước ối,
thời gian vỡ ối, …) với NTSS và nguy cơ NTSS.
Về bệnh lý của mẹ, ghi nhận thiếu máu chiếm tỷ lệ cao
hơn các bệnh lý khác (5,8%), kế đến là bệnh lý nhiễm khuẩn (sốt, bạch cầu máu
cao) và khi so sánh giữa 2 nhóm NTSS và không NTSS, không thấy sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê.
Theo tác giả Satendra khi nghiên cứu 200 trẻ ối phân
su ở Gwalior thì thiểu ối, cao huyết áp thai kỳ ở mẹ, thiếu máu là những yếu tố
nguy cơ có liên quan đến tình trạng ối phân su, tỷ lệ này lần lượt là 30%, 26%
và 19%.
4. Liên quan giữa lâm
sàng với NTSS và nguy cơ NTSS:
Tỷ lệ trẻ có triệu chứng bỏ bú nhóm
NTSS cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm không NTSS. Kết quả
này phù hợp với Tricia Lacy Gomella: bỏ bú, bú kém là một trong những triệu chứng thường
gặp của nhiễm trùng sơ sinh.
Trong nhóm NTSS và nguy cơ NTSS, trẻ có Hb máu thấp <13,5g/dl ở cả 2
lần xét nghiệm máu chiếm tỷ lệ cao, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm
không NTSS. Kết quả này
tương tự nhận xét của Satendra: thiếu máu là một trong những yếu tố nguy cơ
phải chú ý ở những trẻ ối nhuộm phân su.
Ở lần xét nghiệm máu thứ 2,
tỷ lệ trẻ có CRP > 10 mg/l nhóm NTSS và nguy cơ NTSS nhiều hơn hẳn nhóm
không NTSS.
6. Hồi quy đa biến logistic các yếu tố liên quan đến NTSS và nguy cơ
NTSS
Về lâm sàng:
CNLS thấp < 2500g và triệu chứng bỏ bú có liên quan đến NTSS và nguy cơ NTSS
(OR lần lượt là 4,1 và 1,38).
Về cận lâm sàng:
Hb máu thấp lần 1, lần 2 và CRP lần 2 cao có liên quan đến NTSS và nguy cơ NTSS
(OR lần lượt là 8,06; 3,75 và 1,51).
KẾT LUẬN
Nguy cơ NTSS ở những trẻ ối nhuộm phân su
là mối lo lắng cho cả bác sĩ sản khoa và nhi khoa. Qua nghiên cứu 137 trẻ sơ
sinh có ối phân su, kết quả có 4 yếu tố:
- Trẻ nhẹ cân
dưới 2500 g
- Lâm sàng có bỏ
bú
- Công thức máu
có Hb máu thấp
- CRP cao ở xét
nghiệm máu lần 2
liên
quan đến tình trạng nhiễm trùng sơ sinh ở những trẻ ối phân su.
Đối
với những trẻ ối có phân su, làm 2 lần xét nghiệm CTM, CRP lúc 12 giờ tuổi và
36-48 giờ tuổi rất dễ thực hiện nhưng hiệu quả cao, giúp lọc ra được những trẻ
nguy cơ cao NTSS, cân nhắc dùng kháng sinh, tránh bỏ sót tình trạng NTSS, đồng
thời tránh được tình trạng dùng kháng sinh tràn lan ở tất cả những trẻ ối nhuộm
phân su này.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
2.
Goel A, Nangia S, Saili
A, Garg A, Sharma S, Randhawa VS.(2015), “Role of prophylactic antibiotics
in neonates born through meconium-stained amniotic fluid (MSAF) - a randomized controlled trial”, Eur J Pediatr,
Vol. 174 (2), pg. 237-243.
3.
Gurmeet
Singh, Onkar Singh, Karuna Thapar (2017), “Neonatal outcome in meconium stained
amniotic fluid: a hospital base study”, International
Journal of Comtemporacy Pediatrics, pg.356-360
4.
Meena Priyadharshini. V, Dr. Seetha Panicker (2013), “Meconium Stained Liquor and Its
Fetal Outcome -
Retrospective”,
IOSR Journal of Dental
and Medical Sciences, Vol. 6 (2), pg. 27-31.
5.
Ramya
Sundaram, Anuradha Murugesan (2017), “Risk factors for meconium stained
amniotic fluid and its implications” www.ijrcog.org/index.php/
ijrcog/article/download/1422/1298
6.
Sankhyan
Naveen, Sharma Vijay Kumar, sarin Ritu, Pathannia Kushla (2006) “Predictors of
meconium-stained
amniotic fluid: a possible
strategy to reduce neonatal morbidity and mortality”, the Journal of Obstetrics and Gynecology of India, Vol 56, No 6, pg
514-517.
7.
Satendra
Singh Rajput, Yogendra Singh Verma, Deepika Yadav (2016), “Study of Risk
factors and Outcome in Neonates born with meconium stained liquid”, Scholars Journal of applied Medical Sciences,
4(9E): 3548-3552
8.
Tricia Lacy Gomella (2013),
“Postdelivery antibiotics”,
Neonatology Lange,
25th edi, pg. 492-501.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét