CỤC HẬU CẦN QUÂN KHU 7
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
BỆNH
VIỆN QUÂN Y 7A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /QC-QY7A
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
2018
QUY CHẾ CHẤM CÔNG ABC
Phần I
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY CHẾ
Điều 1.
Xác định cơ chế hoạt động của Bệnh viện
Bệnh viện quân y
7A là Bệnh viện hạng I, tuyến cuối của Quân khu 7. Được thành lập theo Quyết
định số 136/QĐ-QP và 175 ngày 1 tháng 11 năm 1975 của Bộ Quốc phòng. Đóng quân tại
số: 466, đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Chức năng nhiệm vụ của đơn vị:
Khám và điều trị cho thương bệnh
binh, đối tượng chính sách, đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số, thực hiện nhiệm
vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập và thực hiện phòng chống thiên tai,
bão lụt, dịch bệnh trên địa bàn Quân khu 7 theo phân cấp điều trị của Cục Quân
y/Bộ Quốc phòng.
Các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y – bác sỹ, phát triển khoa học kỹ
thuật, chăm lo đời sống cho cán bộ - nhân viên, sửa chữa cơ sở hạ tầng, mua
sắm, bảo trì thiết bị y tế… nhằm phục vụ thương bệnh binh ngày càng chất lượng,
hiệu quả hơn.
Bệnh viện quân y 7A thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp,
hoạt động có thu theo Quyết định số 09/QĐHN-BQP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 2.
Mục đích xây dựng quy chế chấm công
- Duy trì nghiêm nề nếp chính qui,
các qui định của Bệnh viện, qui chế qui trình và chế độ chuyên môn.
- Làm cơ sở chi lao động trực tiếp,
phúc lợi đời sống phù hợp theo qui chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo nguyên tắc : “ có
làm có hưởng, làm tốt hơn được hưởng tốt hơn”. Đảm bảo tính công bằng trong chi
đời sống cho Cán bộ nhân viên.
- Đưa phong trào thi đua của Bệnh
viện đi vào nề nếp, đảm bảo sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực của
Bệnh viện
Điều 3. Nguyên tắc, đối tượng và phạm vi áp dụng
-
Căn cứ Bộ luật Lao động số
10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 18 tháng 6 năm 2012.
-
Quy chế chấm công ABC do Giám
đốc Bệnh viện ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi công khai, dân chủ
trong các khoa ban, các tổ chức quần chúng và đã được thông qua Đảng ủy Bệnh
viện.
-
Nội dung quy chế để theo dõi,
quản lý chấm công lao động đối với tất cả các cán bộ - nhân viên trong Bệnh
viện.
Phần II
QUẢN LÝ CHẤM CÔNG LAO ĐỘNG
Điều 4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ
- công nhân viên
1. Tất cả Sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong Bệnh viện làm việc đủ 5 ngày/tuần.
Riêng người lao động theo thỏa thuận lao động phải thực hiện 6 ngày/tuần. Thời
gian làm việc buổi sáng từ 7 giờ 00 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến
16 giờ 30 (căn cứ vào tính chất và nhiệm
vụ của bệnh viện).
2. Phải bảo đảm chấp hành và thực
hiện nghiêm túc việc chấm công 02 (hai) lần hàng ngày cho giờ đến và giờ về
thông qua máy chấm công. Số liệu chấm công sẽ được lưu trữ và tích hợp trên
phần mền chấm công. Hàng tháng, tổ công nghệ thông tin Bệnh viện sẽ chiết xuất
từ phần mềm chấm công để tổng hợp số liệu gửi về lãnh đạo của khoa/ban xác nhận
và gửi về tổ chấm công của Bệnh viện.
3. Trong trường hợp máy chấm công
không thực hiện được do lỗi của máy chấm công (đầu đọc bị hỏng, mất điện…) thì báo ngay cho Tổ chấm công thuộc Ban
Hành chính để tiến hành ghi nhận chấm công thực tế.
4. Cán bộ - nhân viên có trách
nhiệm theo dõi, lập, thu thập, chuyển các giấy tờ, văn bản ghi nhận ngày công,
ngày nghỉ, chứng nhận của quân y nhân viên cho ngày nghỉ ốm hoặc các chứng từ
khác để xác minh ngày công, ngày nghỉ.
5. Không yêu cầu thực hiện chấm
công qua máy đối với Giám đốc, Chính ủy các đồng chí Phó Giám đốc. Bác sỹ cố
vấn chuyên môn và người lao động bán thời gian.
6. Chỉ huy các khoa/ban
chịu trách nhiệm trong việc phê duyệt, xác minh tính minh bạch theo yêu cầu
công việc của cán bộ, nhân viên thuộc khoa/ban mình quản lý.
7. Tổ chấm công có trách nhiệm theo
dõi, ghi nhận, tổng hợp ngày công, hỗ trợ các chỉ huy khoa/ban kiểm tra trong
quá trình phê duyệt các giấy tờ, văn bản liên quan đến việc chấm công.
8. Tổ chấm công có trách nhiệm
thông báo, giải thích các quy định của Nhà nước, của đơn vị liên quan đến việc
chấm công, nghỉ phép, thai sản, ốm…. cho cán bộ - công nhân viên khi có thắc
mắc.
9.
Các trường hợp nằm ngoài quy định sẽ trình Giám đốc xem xét, quyết định.
Điều 5. Quản lý giờ giấc làm việc của cán bộ - công nhân viên
1. Tổ chấm công sẽ căn cứ vào dữ
liệu trên máy để thực hiện chấm công cũng như căn cứ cho việc theo dõi, quản lý
việc tuân thủ quy định của Bệnh viện về giờ giấc làm việc của cán bộ - công
nhân viên trong toàn Bệnh viện.
2. Các trường hợp do phát sinh công
việc đột xuất thì phải có giấy xác nhận ngày công do lãnh đạo khoa/ban ký duyệt
(theo biểu mẫu BM-04/QLCC). Giấy xác
nhận gửi về tổ chấm công, chậm nhất là ngày cuối cùng của tuần có phát sinh các
trường hợp này, nếu không sẽ ghi nhận là vi phạm giờ giấc làm việc hoặc nghỉ
không có lý do.
3. Đối với cán bộ - công nhân viên
hoặc tập thể do tính chất công việc thường xuyên phải làm việc bên ngoài hoặc
đi công tác từ 02 (hai) ngày trở lên thì lãnh đạo khoa/ban cần lập phiếu đăng
lý danh sách cán bộ - công nhân viên không chấm công bằng máy (theo biểu mẫu BM-05/QLCC) trình Ban Giám
đốc phê duyệt và gửi về tổ chấm công để tính công. Khi có thay đổi, phải lập
danh sách và gửi về Tổ chấm công để cập nhật.
Điều 6. Lập bảng chấm công và xác
nhận bảng chấm công hàng tháng
1. Lập bảng chấm công:
Việc chấm công trên máy là căn cứ
để tổ quản lý chấm công tổng hợp sau khi Tổ công nghệ thông tin chiết xuất dữ
liệu từ phần mền tích hợp. Căn cứ lập bảng chấm công gồm:
+ Dữ liệu check in – check out hàng
ngày trên máy chấm công.
+ Đơn xin nghỉ làm việc theo chế độ
phép năm, bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản….) được Ban Giám đốc phê duyệt
trong tháng tính đến thời điểm lập bảng chấm công (theo biểu mẫu BM-01/QLCC). Tùy trường hợp cụ thể, đơn xin phép được
gửi về Tổ chấm công theo thời gian quy định).
+ Các loại giấy tờ có liên quan
khác (nếu có) như: Giấy xác nhận nằm
viện, giấy đề nghị xác nhận ngày công…. Phiếu đăng ký nghỉ bù (theo biểu mẫu
BM-07/QLCC).
2. Xác nhận bảng chấm công tháng:
Bảng chấm công hàng tháng được tính từ ngày 26
tháng trước đến ngày 25 tháng chấm công, do hành chính trưởng các khoa/ban lập.
Bảng chấm công được ký xác nhận bởi Hành chính trưởng và lãnh đạo của khoa/ban
(theo biểu mẫu BM-02/QLCC)
Điều
7. Xếp loại công ABC hàng tháng thực hiện theo các tiêu chí sau
Công A:
1. Đảm bảo ngày giờ công đúng quy
định, trong tháng nghỉ không quá 01 ngày
có lý do đúng qui định, đi trễ về sớm không quá 1 lần/tháng).
2. Thực hiện tốt các nội dung sau:
- Cán bộ, nhân viên phải mặc trang
phục phù hợp ở từng vị trí công việc, trang phục chỉnh tề, đúng quy định về
kiểu, có logo Bệnh viện, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh phải đội mũ, đeo
thẻ nhân viên hoặc bảng tên theo quy định.
- Công A: Nên tập hơp các nội dung
chính và phụ
- Công B: Bao nhiêu chính và bao
nhiêu phụ
- Sử dụng đúng dụng cụ bảo hộ khi
thăm khám bệnh nhân (khẩu trang, găng
tay…)
- Không mặc trang phục chuyên môn
ra ngoài bệnh viện.
- Tham gia các buổi hội họp, học
tập đúng giờ, đúng trang phục quy định.
- Thực hiện tốt các chế
độ trực: Áp dụng cho tất cả các vị trí trực chuyên môn thường xuyên (BS, DS,
ĐD, KTV, trực SSCĐ, trực ban, trực bảo vệ, trực điện nước, trực xe).
- Thực hiện tốt chế độ quản lý
buồng bệnh, buồng kỹ thuật, phân cấp hộ lý; bảo quản tốt dụng cụ, trang thiết
bị.
- Hồ sơ bệnh án: Bao gồm các chế độ
vào viện, ra viện, chuyển viên, chuyển khoa: Khám, chẩn đoán, làm bệnh án, hội
chẩn, chống nhầm lẫn thuốc và tai nạn điều trị; làm bệnh án đúng thời gian quy
định, thực hiện đúng quy định vào viện, ra viện, chuyển viện, chuyển khoa, chỉ
định CLS đúng quy trình, hoặc chỉ định CLS và sử dụng thuốc phù hợp chẩn đoán;
Tổng hợp, báo cáo đúng quy định, lưu trữ bảo quản tốt hồ sơ, sổ sách, tài liệu,
chứng từ hợp lý, hợp lệ… của các cơ quan chuyên ngành (chính trị, kế hoạch TH, tài chính, hậu cần, BHYT…Khoa Dược, Trang bị).
- Nội vụ vệ sinh phòng làm việc,
phòng kỹ thuật, buồng bệnh sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
- Cá nhân không vi phạm về đạo đức
nghề nghiệp, có tinh thần thái độ phục vụ và quy tắc ứng xử của cán bộ, nhân
viên đúng mực với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, không để có thư góp ý phản
ánh trực tiếp hoặc trên đường dây nóng, với lãnh đạo, chỉ huy bệnh viện (xác minh đúng sự thật).
- Không có hành vi sách nhiễu, gợi ý
bồi dưỡng, nhận quà, tiền biếu, thu phí, trái với quy định của bệnh viện. Tất
cả cán bộ - nhân viên y tế không được thu tiền của bệnh nhân hoặc người nhà
bệnh nhân.
- Không gây mất đoàn kết hoặc có
hành vi ứng xử thiếu văn hóa với đồng nghiệp. Trung thực với lãnh đạo, chỉ huy
ban, khoa và cấp trên; không bao che cho các hành vi vi phạm của đồng nghiệp,
luôn tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp.
- Không vi phạm kỷ luật phải xử lý.
- Không để xảy ra sự cố trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm.
Công B:
Mức hưởng = 60% Công A
- Vi phạm nội qui, qui chế Bệnh
viện, mức độ nhẹ (nhắc nhở > 03 lần/tháng);
- Sai sót chuyên môn do thiếu tinh thần
trách nhiệm gây hậu quả ít nghiêm trọng về người và tài sản;
- Vi phạm chế độ thông tin báo cáo:
Báo cáo không trung thực, nộp báo cáo trễ từ 02 ngày làm việc trở lên (kể cả hồ sơ bệnh án);
- Có biểu hiện, hoặc gây mất đoàn kết nội
bộ;
- Tác phong, trang phục không chỉnh tề bị
nhắc nhở < 3lần/tháng;
- Hút thuốc trong Bệnh viện;
- Nghỉ từ 01 ngày không lý do; đi trễ > 15
phút ( < 3 lần/tháng ) trong các buổi sinh hoạt chuyên môn,
sinh hoạt chính trị, giao ban, hội họp,…do đơn vị tổ chức; hoặc về sớm > 30
phút (chưa được sự đồng ý của cấp quản lý
trực tiếp);
Vi phạm 01 trong các trường hợp trên sẽ bị
kiểm điểm và xếp loại B.
Công C: Mức hưởng = 20% Công A
- Sai sót chuyên môn do thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng về người và tài sản;
- Nghỉ không lý do từ 01 ngày trở lên (<
03 ngày)
- Vi phạm một trong những điều không được
làm trong Qui tắc ứng xử (có đồng nghiệp chứng thực hoặc có xác minh);
- Có hành vi sách nhiễu, gợi ý bồi dưỡng, nhận quà,
tiền biếu, thu tiền sai quy định, trong lúc người bệnh đến thăm khám và nằm
điều trị tại BV;
- Có đơn thư khiếu nại của người
bệnh và gia đình người bệnh xác định có sai sót;
- Ngoài việc xác
định công A, B, C theo tiêu chí trên nếu CBNV vi phạm lỗi lấy dấu vân tay (3 lỗi – 1 ngày công, 5 lỗi trở lên – 2 ngày
công)
Điều 8. Xếp loại công ABC cả năm thực hiện như sau:
1.
Xếp loại A: Có từ 10/12 tháng
đạt công A; không có công C
2.
Xếp loại B: Có từ 10/12 tháng
đạt công A và B; không có công C
3.
Xếp loại C: Có từ 10/12 tháng
đạt công A, B và C
Phần III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Tổ chức thực hiện
- Quy định quản lý chấm công được
triển khai thống nhất trong phạm vi Bệnh viện. Chỉ huy các khoa/ban, khu điều
trị, bộ phận…. trực thuộc chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn cán bộ - công
nhân viên thuộc đơn vị mình thực hiện.
- Hết ngày 25 hàng tháng (nếu ngày 25 hàng tháng vào ngày thứ Bảy hoặc
Chủ nhật thì chọn ngày 23 hoặc 24 vào ngày thứ Sáu cuối tuần đó) Tổ Công
nghệ thông tin phải chiết xuất dữ liệu gửi về các khoa/ban chậm nhất ngày 27
hàng tháng. Hành chính trưởng các khoa/ban tiến hành ghi bảng chấm công của
từng cá nhân qua dữ liệu chiết xuất của Tổ CNTT và các giấy tờ, văn bản có liên
quan đến việc chấm công, xác định công ABC trong tháng, chỉ huy khoa/ban xem ký
thông qua và chậm nhất ngày 01 hàng tháng gửi về Tổ chấm công được phân công
phụ trách.
- Các đồng chí phụ trách rà soát xác
định rõ công A, B và C gửi về Tổ trưởng chậm nhất là ngày 03 hàng tháng để tổng
hợp trình Ban Giám đốc phê duyệt. Ban Hành chính thẩm định, tổng hợp ký xác
nhận. Chậm nhất ngày 05 hàng tháng Tổ chấm công trình Ban Giám đốc Bệnh viện
phê duyệt. Lưu ý các khoa/ban chuyển bảng chấm công ABC hàng tháng về Tổ chấm
công trễ so với thời gian quy định thì Trưởng Khoa ban và Hành chính trưởng của
khoa/ban đó bị hạ xuống 1 bậc xếp loại công ABC trong tháng.
- Sau khi Ban Giám đốc phê duyệt,
Ban Tài chính căn cứ vào quỹ chi ABC của Bệnh viện để trích thu nhập tăng thêm
(phân phối, trích cấp trước ngày 10->15 của tháng sau) theo quy chế chi tiêu
nội bộ của Bệnh viện.
- Trong quá trình thực hiện nếu có
những kiến nghị sửa đổi, các khoa, ban khu điều trị, bộ phận…phản ảnh về Ban
Hành chính để tổng hợp trình Giám đốc xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều
10. Hiệu lực phù hợp. (Thi hành)
Quy chế này gồm 3 phần, 10 điều quy
định thực hiện quản lý chấm công ABC tại Bệnh viện quân y 7A. Có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận : GIÁM ĐỐC
- Chủ nhiệm HCQK (để B/cáo);
- Các
đ/c trong Ban Giám đốc;
-
Các khoa/ban trong Bệnh viện;
-
Lưu : VT, BHC; T35b.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét