CÂU HỎI,
ĐÁP ÁN KIỂM TRA VẤN ĐÁP
CHÍNH
TRỊ NĂM 2013
Câu 1. Sự cần thiết tiếp tục quán triệt, thực hiện
quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình
mới? Liên hệ trách nhiệm theo cương vị chức trách được giao?
1.
Xuất phát từ quan
điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc XHCN:
-
Quan điểm của Chủ
nghĩa Mác-Lênin
+ Bảo vệ tổ quốc XHCN là một
tất yếu khách quan.
+ Bảo vệ tổ quốc XHCN là quyền
lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn dân tộc, của toàn thể giai cấp công nhân và
nhân dân lao động trên cơ sở liên minh công nông vững chắc.
+ Để bảo vệ tổ quốc XHCN phải
thường xuyên tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng một quân đội kiểu mới của
giai cấp vô sản chính quy, hiện đại trên cơ sở vũ trang toàn dân.
+ Bảo vệ tổ quốc XHCN bằng mọi biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại
giao, phân biệt rõ bạn – thù, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh, liên
minh, thỏa hiệp, kết hợp đúng đắn nhiệm vụ dân tộc với nhiệm vụ quốc tế của
giai cấp công nhân.
+ Toàn bộ sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ tổ quốc XHCN phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
-
Tư tưởng TP. HCM:
+ HCM coi BVTQ là nhiệm vụ
thiêng liêng của các thế hệ người VN: Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước,
ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
+ Ý chí quyết tâm giải phóng
dân tộc, bảo vệ vững chắc tổ quốc là tư tưởng xuyên xuốt của HCM: “Nước VN có
quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn
thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để
giữ vững quyền tự do độc lập ấy”, “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc
lập tự do”.
+ HCM luôn nhất quán quan điểm
phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhiệm vụ BVTQ XHCN.
+ Theo HCM, sự nghiệp BVTQ
XHCN phải do đảng lãnh đạo.
2.
Xuất phát một số
kết quả, hạn chế qua 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình
mới.
3.
Xuất phát từ tình
hình mới tác động đến nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Câu 2. Quan điểm cơ bản của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới? Liên hệ trách nhiệm theo cương vị chức trách được giao?
1.
Giữ vững vai trò
lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp BVTQ.
2.
Kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.
3.
Kết hợp chặt chẽ
2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
4.
Xây dựng sức mạnh
tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng – an
ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường
tiềm lực quốc phòng – an ninh.
5.
Ra sức phát huy nội
lực, đồng thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi ở bên ngoài.
6.
Chủ động phòng ngừa,
sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố gây mất ổn định từ bên trong có thể dẫn
đến những đột biến bất lợi.
Câu 3. Yêu cầu, nội dung, biện
pháp chủ yếu học tập, làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “người đội
trưởng, người chính trị viên phải là người anh, người chị, người bạn của đội
viên”. Liên hệ trách nhiệm bản thân?
1. Yêu cầu:
Thứ nhất: Người chỉ huy, người chính ủy, chính trị viên phải có bản lĩnh chính trị
vững vàng.
Thứ hai: Người chỉ huy, người chính ủy, chính trị viên phải có tư cách đạo đức
trong sáng, mẫu mực.
Thứ ba: Người chỉ huy, người chính ủy, chính trị viên phải có kiến thức năng lực
toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo cương vị, chức trách.
Thứ tư: Người chỉ huy, người chính ủy, chính trị viên phải có phương pháp làm việc
khoa học, tác phong dân chủ, sát với bộ đội, thực sự là tấm gương sáng trong học
tập, rèn luyện và công tác, nói đi đôi với làm.
2. Nội dung, biện pháp:
-
Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi đối tượng, nhất
là người chỉ huy, người chính ủy, chính trị viên luôn nhận thức sâu sắc về vai
trò, trách nhiệm của mình, thực sự là người anh, người chị, người bạn thân thiết,
tin cậy của bộ đội.
-
Giữ vững nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo quân đội, chăm lo xây dựng tổ chức đảng
TSVM, thực hiện tốt chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy,
chính trị viên trong quân đội.
-
Nâng cao phẩm chất, năng lực toàn diện của đội ngũ cán bộ, nhất là năng lực
quản lý, chỉ huy, giáo dục thuyết phục bộ đội.
-
Phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, giải quyết tốt
mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sỹ, đấu tranh chống những biểu hiện sai trái
tiêu cực.
Câu 4. Nội dung phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
Liên hệ trách nhiệm bản thân?
1. Phong cách quần chúng:
-
HCM yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng
của nhân dân và bản thân Người là tấm gương sáng về phong cách gần dân.
-
HCM yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải đi đúng đường lối quần chúng, đồng
thời bản thân Người luôn nêu cao tấm gương về lòng yêu mến và tin tưởng vào khả
năng, sức mạnh của nhân dân.
-
Cán bộ, đảng viên phải biết phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của tập thể, lợi
ích của nhân dân.
-
HCM thường xuyên yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”, phê phán tệ xa rời
quần chúng.
2. Phong cách dân chủ:
-
Mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, đặt
mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể.
-
Phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể.
-
Nhận trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó
và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc TTDC, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
3. Phong cách nêu gương:
-
Cần nêu gương trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc.
-
Muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm, và HCM là tấm gương mẫu
mực cho mọi người học tập và noi theo.
-
Để giáo dục bằng nêu gương HCM chủ trương: Lấy gương người tốt, việc tốt
để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng,
xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
Câu 5. Nội dung nêu cao trách
nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp?
Liên hệ trách nhiệm bản thân?
Một là, trong mọi hoạt động
lãnh đạo và quản lý, cán bộ, đảng viên phải luôn phát huy vai trò độc lập, tự
chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, lấy lợi ích của Đảng, của nhân dân làm cơ sở
cho hoạt động của mình.
Hai là, cán bộ, đảng viên phải
luôn gần dân, sâu sát với dân, nắm bắt được nguyện vọng của quần chúng nhân
dân.
Ba là, cán bộ, đảng viên phải
rèn luyện, điều chỉnh cách nói, cách viết, cách làm việc, cách lãnh đạo cho phù
hợp, biết phát huy vai trò của dân để làm lợi cho dân.
Bốn là, quá trình xây dựng
và thực hiện mọi kế hoạch công tác, cán bộ, đảng viên phải điều tra, nghiên cứu
cụ thể, tỉ mỉ, phải động viên và phát huy được mọi tiềm năng, sức mạnh của quần
chúng.
Năm là, cán bộ, đảng viên phải
luôn luôn gương mẫu trong công tác cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Câu 6. Sự cần thiết phải ban
hành Luật Biển Việt Nam? Quan điểm và nguyên tắc xây dựng Luật Biển Việt Nam?
Liên hệ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và bản thân?
1. Sự cần thiết phải ban hành
Luật Biển Việt Nam:
1.1
Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài trên 3.260km với hàng nghìn hòn đảo,
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các quần đảo khác và vùng biển rộng lớn. Biển,
đảo là một bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc VN XHCN, giữ vị
trí quan trọng đối với phát triển KTXH, AN-QP của đất nước, do đó đòi hỏi phải
có quy định pháp luật tương xứng để điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực
này.
1.2
Năm 1994, Quốc hội nước ta đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công
ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp quốc, đưa VN chính thức trở thành thành
viên của Công ước Luật Biển năm 1982. Trong Công ước này, Nhà nước VN khẳng định
sẽ thực hiện đầy đủ quy định của Công ước và từng bước hoàn thiện các quy định
pháp luật quốc gia để phù hợp với các quy định của Công ước.
1.3
Thực tế trên thế giới các quốc gia ven biển đều có các luật về biển, luật
về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa ….
Trong khi đó VN mới chỉ có một số văn bản pháp luật đề cập đến một số khía cạnh
cụ thể có liên quan đến biển. Mặt khác, để vận dụng hiệu quả những nguyên tắc,
quy định trong Công ước về Luật Biển năm 1982 của LHQ, chúng ta cần xây dựng một
văn bản pháp luật tổng quát về biển có giá trị pháp lý cao.
2. Quan điểm và nguyên tắc xây
dựng Luật Biển Việt Nam:
Việc xây dựng Luật Biển Việt Nam dựa trên các quan
điểm chỉ đạo và nguyên tắc cơ bản sau:
2.1
Tạo cơ sở, khuôn khổ pháp lý cơ bản, có hiệu lực cao trong việc xác định
phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam, nhằm bảo vệ và thực hiện
chủ quyền, các quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo
đảm quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn trên biển, phát triển kinh tế - xã hội,
mở rộng quan hệ quốc tế trên các vùng biển Việt Nam, tạo môi trường hòa bình và
ổn định trong khu vực.
2.2
Bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật quốc tế về biển.
2.3
Thể chế hóa và cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo
vệ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong việc quản lý và phát
triển các vùng biển trong tình hình mới.
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09 – NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 về Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh “Thế kỷ XXI được thế giới
xem là thế kỷ của đại dương”, đồng thời xác định các quan điểm chỉ đạo về định
hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 như sau:
Một là, nước ta phải trở thành quốc
gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển,
phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo
ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát
triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng – an ninh, hợp tác quốc tế và bảo
vệ môi trường, kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát
triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường
biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả
các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực
bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
2.4
Quá trình xây dựng Luật phải thực hiện nội luật hóa các quy định cơ bản của
Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp quốc.
Câu 7. Mục tiêu, quan điểm, nhiệm
vụ và giải pháp tiến hành công tác dân vận trong tình hình mới? Liên hệ trách
nhiệm của cơ quan, đơn vị và bản thân?
1. Mục tiêu: Tăng cường và đổi
mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng
cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động
nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của nhà
nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn
xây dựng và BVTQ, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH dất nước.
2. Quan điểm:
2.1.
Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân
là chủ, nhân dân làm chủ.
2.2.
Về lợi ích:
Động lực thúc đẩy phong trào
nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết
hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ của công dân; chú
trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng
sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết
sức tránh.
2.3.
Về phương thức lãnh đạo công tác dân vận:
Phương thức lãnh đạo công
tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch,
vững mạnh. Mọi quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo.
2.4.
Về trách nhiệm đối với công tác dân vận:
Công tác dân vận là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân
dân, cán bộ, chiến sĩ LLVT. Trong đó Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện,
mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt.
2.5.
Về các hình thức công tác dân vận:
Nhà nước tiếp tục thể chế
hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thành quy chế,
quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức và cán bộ, chiến sỹ LLVT thực hiện công tác dân vận; các hình thức tập
hợp nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học và hiệu quả.